Viktor E. Frankl

Viktor Emil Frankl (26 tháng 3 năm 1905 – ngày 2 tháng 9 năm 1997) là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo và là một người sống sót sau nạn Holocaust. Frankl là người sáng lập của liệu pháp ý nghĩa, đó là một hình thức phân tích hiện sinh, các “Trường phái tâm lý thứ ba Viên”.

Sách của Viktor E. Frankl

  • Đi Tìm Lẽ Sống
  • Yes to Life: In Spite of Everything
  • The Will to Meaning: Foundations and Applications of Logotherapy
  • Man’s Search for Ultimate Meaning
  • Recollections: An Autobiography
  • The Unheard Cry for Meaning
  • The Doctor and the Soul: From Psychotherapy to Logotherapy
  • Man’s Search for Meaning: A Young Adult Edition

Review “Đi Tìm Lẽ Sống”

“Meaning of life có thể tìm được ở 3 việc: 1. Công việc ý nghĩa mà một người nghĩ sự tồn tại của họ cần thiết để hoàn thành, 2. Love – Tình yêu với một con người nào đó, 3. Ý nghĩa trong cả suffering.

Đọc cuốn sách này, điều mình thấy ý nghĩa nhất là niềm tin của tác giả vào con người, vào lựa chọn của con người bất kể hoàn cảnh thế nào. Dù trong hoàn cảnh nào, dẫu là trong trại tập trung đi nữa, dù hoàn cảnh ấy không thể thay đổi, mỗi người cũng có thể quyết định thái độ của mình trước sự việc ấy. Để nỗi chịu đựng ấy không là vô ích. Và đôi khi, con người chỉ có thể tìm thấy ý nghĩa khi họ trưởng thành trong khó khăn.

Mình nhớ đến Homo Deus, tới hình ảnh những người Ai cập đã xây lên Kim tự tháp vĩ đại từ những công cụ thô sơ. Vì họ có niềm tin, vì có chung một niềm tin mà những con người đó đã hợp tác và tạo nên kì quan vĩ đại. Mình không muốn nói tới việc đó đúng hay sai bởi hàng vạn con người đã chết và chịu đựng để kì quan đó mọc lên . Chỉ muốn nói rằng, người ta có thể làm nên nhiều điều kì diệu nếu có niềm tin và bắt tay vào hiện thực hóa niềm tin ấy :D.”

Anhmai Vu – Goodreads

“Sách rất hay, giúp người đọc hiểu được trải nghiệm tâm lý của những người tù trong trại tập trung của Đức Quốc Xã. Từ đó tác giả rút ra một kết luận rất ý nghĩa mang tính thay đổi cuộc sống của nhiều người là con người luôn có thể tự do lựa chọn thái độ hay cách phản ứng lại với các sự việc sảy đến với mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”

Quốc Khánh – Tiki

“Hi vọng đừng ai đọc cuốn sách này để cố gắng tìm kiếm một ý nghĩa hay một chân lý gì đó thật sâu sắc, thật vĩ đại của cuộc đời. Ý nghĩa của cuộc đời nằm trong những điều nhỏ nhặt tùy vào hoàn cảnh của mỗi người.

Cá nhân mình thấy giá trị của cuốn sách nằm ở nhiều hơn ở phần đầu (những trải nghiệm ở trại tập trung), giá trị về lịch sử và thái độ sống của tác giả. Còn phần thứ hai (liệu pháp ý nghĩa – Logotherapy) chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, hơi lan man và không có nhiều hữu dụng. Điều làm mình chủ tâm ghi nhớ trong phần 2 là liệu pháp “suy nghĩ nghịch đảo”, mong sẽ có cơ hội áp dụng để giải quyết một vài vấn đề về tâm lý trong cuộc sống.

Bài học chính được rút ra từ cuốn sách là phải giữ thái độ lạc quan và tìm ra ý nghĩa của cuộc đời mình. Mỗi người có một ý nghĩa cuộc đời khác nhau: có thể là để giúp đỡ người khác, công việc, tình yêu,…”

Pham Tung – Goodreads

“Đi tìm lẽ sống là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến mình, không chỉ vì câu chuyện đầy ý nghĩa sống của bác Frankl, mà còn bởi nhiều yếu tố khác khiến mình chú tâm. Thứ nhất là việc mình biết đến cuốn sách này cũng khá sớm, có lẽ từ lúc đọc Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? của chị Rosie, nhưng lúc đó vẫn chưa đọc, đúng hơn là mua rồi quyết định chưa đọc đến. Mãi về sau, khi mình bước vào tuổi 21, sau những quyết định và lưỡng lự về lựa chọn công việc và cuộc sống, mình lại quyết định đọc quyển sách này. Và thật mừng vì mình đã làm vậy. Không chỉ cho mình biết về câu chuyện đầy xúc động về cuộc sống trong trại tập trung dưới thời Đức Quốc xã qua góc nhìn của một nhà tâm lý học và đồng thời là của một người tù, cuốn sách này còn mở ra với mình một lĩnh vực tâm lý học mới: Liệu pháp ý nghĩa (Logotherapy).

Về cảm nhận của mình về tác giả, cho phép mình gọi là bác Frankl, vì sự ngưỡng mộ dành đến ông. Xuyên suốt câu chuyện mình đã cảm nhận được những tính cách khiêm tốn, dũng cảm và suy nghĩ nhân văn của bác, nhờ đó mà mình hiểu ông thêm và coi ông như một người bạn tinh thần . Người bạn ấy giúp mình tìm lại được bản thân và thấy rằng trước đây mình cũng có nhiều suy nghĩ tương đồng. Vì vậy mà mình càng thấy quí những suy nghĩ, tình cảm và tấm lòng hi sinh thực sự cao đẹp của bác. Bác làm mình nhớ đến Warren Buffett, đến cụ Hồ, Gandhi và nhiều những người đã góp phần làm cho thế giới ngày một tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Cảm ơn bác Frankl.”

Đức Bùi – Goodreads

“Mình có thể tự hào nói rằng cuốn sách này là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất đến suy nghĩ và hình thành nên con người mình bây giờ. Ở lần đọc thứ đầu tiên thì tư tưởng của cuốn sách này giống như một cuộc cách mạng đối với mình lúc đó, còn ở lần đọc thứ 2 này thì lại càng cảm giác thấm thía hơn những tư tưởng của tác gỉa bao gồm cả phần giải thích về liệu pháp ý nghĩa trong việc chữa lành cho các bệnh nhân tâm thần.

Ở tuổi 37, Viktor E. Frankl đã từ chối cơ hội sang Mỹ để ở lại chăm sóc cha mẹ mình và sau đó dẫn tới việc bị bắt tới tại tập trung. Qua 3 năm ở 4 trại tập trung, nơi tỉ lệ sống sót là 1/28 nhờ vào ý chí kiên cường và cả sự may mắn ông đã là một trong những người sống sót. Theo ông việc có thể chịu đựng được cuộc sống ở trại tập trung là bởi vì ông hiểu được ý nghĩa nằm sau sự chịu đựng đó. Với hành trang là một nhà tâm lý học, việc tìm hiểu tâm lý của người tù và lý do cho sự biểu hiện khác nhau của từng người là một ý nghĩa quan trọng của tác giả, đồng thời công việc giúp đỡ những người bạn tù về mặt tinh thần đã mang lại sức mạnh cho ông. Nhờ những đúc kết trong thời gian này đã giúp ông viết lên một trong những tác phẩm có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử.

Mình cũng cảm thấy may mắn vì trong mùa dịch này, khi không thể đặt sách do shipper không giao hàng thì lại có cơ hội đọc lại cuốn sách tuyệt vời này.

“Vấn đề không phải là chúng ta mong đợi gì ở cuộc sống, mà vấn đề là cuộc sống mong đợi gì ở chúng ta” – Victor E. Frankl”

Tranhieu0410 – Goodreads

Mình đọc quyển này lần thứ 1 bằng tiếng Anh & lần thứ 2 bằng tiếng Việt. Cả 2 lần đều cảm thấy cảm động & có động lực sâu sắc. Mình tin đây sẽ là quyển sách truyền cảm hứng giúp mình sống tốt hơn trong thời gian sắp tới. Must-read cho các bạn trẻ & những ai đang trong giai đoạn “khủng hoảng” ở bất kỳ lứa tuổi nào.”

Han Lee – Goodreads

“Quá tuyệt vời cho quyển sách cuối cùng của năm! Frankl không đưa ra những lời khuyên mà không kèm theo căn cứ khoa học, ông tự xây dựng học thuyết của mình bằng chính trải nghiệm của mình, bằng chính những nỗi đau mà mình gánh chịu.
Trước giờ mình vẫn không tin lắm vào sức mạnh của ngôn từ, nhưng thực sự quyển này là self-help thực thụ, nó đã thay đổi suy nghĩ của mình, ít nhất là theo hướng mình sẽ làm theo chứ không phải đọc rồi thôi.
Một số điểm hay ho trong sách: triết học hiện sinh xuất hiện gần đây bởi lẽ con người ngày càng có nhiều thời gian rảnh rỗi và càng có nhiều lựa chọn cho cuộc đời mình, chính nó đã sinh ra cảm giác muốn tìm lý do cho sự tồn tại của bản thân; khi càng cố gắng làm điều gì thì càng khó đạt được, do đó hãy cố gắng suy nghĩ ngược lại; không có tội lỗi tập thể; con người là tự do ý chí, ít nhất là cách phản ứng của họ trước hoàn cảnh – con người là chủ thể tạo ra phòng hơi ngạt, nhưng con người cũng hiên ngang bước vào đó.”

Trần Chi – Goodreads

Xem thêm thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.

Thu Hiền

Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!