Tào Tuyết Cần

Tào Tuyết Cần, tên thật là Tào Triêm, tự là Mộng Nguyễn, hiệu là Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê, là một tiểu thuyết gia người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng lâu mộng, một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc.

Báo chí nói về Tào Tuyết Cần

Các sách của Tào Tuyết Cần

  • Hồng Lâu Mộng

Review “Hồng Lâu Mộng”

“Đây là cuốn mình yêu nhất của văn học Trung Quốc, bằng một trái tim rất trinh nguyên. Sao mà thơ đến thế :(” – Nguyên Trang (Goodreads)

“Kiếp hoa thì ngắn ngủi mà đắng cay đong đầy.” – N. (Goodreads)

“Thế là tứ đại thư của Trung Hoa chỉ còn mỗi Thuỷ Hử là chưa đụng đến, ngày xưa nghe cái tên tứ đại thư cứ nghĩ vì nó hay và nổi tiếng nên mới gán cái tên trịch thượng như thế, say này kinh qua tam quốc, hông lâu mộng rồi mới hiểu thế nào gọi là “đại thư”, truyện nào truyện nấy đều trên 2000 trang, lượng nhân vật thì đồ sộ khỏi nói đọc hoài đọc mãi mới hết _ _”
Lại nói về giấc mộng hồng lâu này, chuyện tình cây và đá duyên nợ nhọc nhằng đến khi đầu thai làm kiếp người vẫn chưa trọn. Đọc thấy nam chính Giả Bảo Ngọc thật chẳng đáng ưa chút nào, ng có tài nhưng nhu nhược, là thân trai mà chẳng lo được việc gì từ lớn đến nhỏ, còn cô Lâm thì sao mà mỏng manh, đa tình đa nghĩ quá – 2 người này thành 1 cặp quả khéo thật ( chứ đến với ng khác thì làm khổ ngta quá). Truyện tuy viết từ thời nào rồi nhưng cái triết lý về tình yêu có vẻ cũng không thay đổi bao nhiêu, thế nào gọi là “đồng điệu”, là “tri âm tri kỷ” hay như cái cách mà Saint Exupery mà sách dẫn ở lời mở đầu:” yêu nhau không phải là nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng,.” Cứ soi lên mối tình cây và Ngọc này là tỏ.
Truyện hay nhưng dài quá, đến tập 3 thì mới gọi là có nhiều cao trào, nên ai lỡ theo thì ráng theo tới tập 3 sẽ có động lực đọc hết :))).” – Mai (Goodreads) 

“Câu chuyện cây tiên thảo (tiên nữ Giáng Châu) mến hòn đá Thạch Anh mà nguyện hạ phàm trả nợ nước mắt.

Lý do mình chọn đọc Hồng Lâu Mộng đơn giản vô cùng: (i) một trong Tứ đại danh tác, (ii) bị thu hút bởi thần thoại Nữ Oa luyện đá vá trời mở đầu truyện, (iii) mượn câu chữ tạm mua vui trốn đời – mộng lồng mộng, chẳng phải thật thú vị sao?!

Coi truyện như ai oán tư tình nam nữ cũng được, nhưng kỳ thực mình chưa “yêu” ai để mà cảm hết sự sầu bi của thứ tình cảm này. Coi truyện như bước chuyển mình của ý thức hệ con người phong kiến sang con người tự do hiện đại hơn cũng được. Tuy nhiên, nhìn dưới con mắt nhân sinh thì lại rộng lớn bao la vô cùng tận, người ta có thể vượt lên trên nhân tình thế thái thông thường để bước vào cảnh giới cao hơn mà nhìn ra sự vô lượng kiếp cũng như ngộ ra sự vô thường của sinh mệnh.” – Anh Nguyen (Goodreads)

“Phải nói là tuyệt hay, chưa bao giờ mình thấy hấp dẫn như vậy, không sai khi nói rằng Tuyệt thế kỳ thư. Nếu cứ đọc trôi tuột thì sẽ nản lắm, nhưng đọc, hiểu, xem thêm phân tích mới thấm những gì một nhà văn thời Đường viết, với 1 tư duy kinh khủng vloz :)” – Trinh Tan (Goodreads)

“Nhiều bài thơ hay, sống vô mục đích, chẳng làm ăn j, giàu sang vỏ bọc, mục ruỗng, sáo rỗng, phấn son… như 1 giấc mộng”  – Huong Le (Goodreads)

“Đời người như một cánh hoa !
Trọn vẹn được bao năm !
Xuân nở sắc hoa tươi thắm
Đông đến thu qua lỡ làng
Một đời hoa, một kiếp người
Có ai thương tiếc hoa tàn
Dưới trăng, vắng bóng, cành mai
Cho khách tài tử vấn sầu
Trăng còn, bóng người xưa đâu !
Nhạt nhòa, xót thương, cho ai
Kiếp đa sầu, vướng tội tình
Gieo chi, phận bạc, má hồng
Như đóa phù dung hương sắc
Sớm nở, tối tàn, chóng phai !
Nội dung tác phẩm có sự ly kỳ mới mẻ, nhưng lại không giống như tưởng tượng, mà ngỡ như truyện có thật đã xảy ra từ thời xa xưa. Mình xem phim rồi đọc truyện, nên càng thấm, những triết lý nhân sinh ở trong đời, ham muốn, tình duyên, phận nữ nhi. Nếu như bản dịch đã đọc được tường thuật lại cách nói chuyện của người xưa thì thật là vừa giữ lễ nghĩa, mà lại vừa không. Dù số mệnh con người có như thế nào, dù cuối đời quyết định không hơn thua với đời thì hãy để những năm tháng còn trẻ sống có trách nhiệm, đỗ đạt và làm một người tốt.” – Y Diên Vĩ (Goodreads)

Tìm hiểu thêm về sách tại Tiki hoặc Shopee

Như Hiếu

Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!