Siddhartha Mukherjee

Siddhartha Mukherjee sinh năm 1970 là nhà sinh vật học, bác sĩ chuyên khoa ung thư và nhà nghiên cứu Y học người Mỹ gốc Ấn Độ. Vào năm 2010, ông ra mắt cuốn sách The Emperor of All Maladies: A Biography of Cancer giành được giải thưởng Pulitzer 2011 cho tác phẩm Non-fiction.

Báo chí nói về Siddhartha Mukherjee

Liên hệ tác giả

Sách của Siddhartha Mukherjee

  • Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại
  • Lịch Sử Ung Thư – Hoàng Đế Của Bách Bệnh
  • Định Luật Y Học

Review “Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại”

“Cuốc sách không chỉ nói về lịch sử phát triển của Di truyền học mà còn bàn luận, mổ xẻ và tiên đoán những nan đề khoa học, đạo đức, viễn cảnh nhân loại khi mà kỹ thuật chỉnh sửa gen đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cách viết lôi cuốn sẽ khi bạn đọc khó lòng rời khỏi những trang sách, cho dù là những chương về giai thoại phía sau các thuyết di truyền, những khám phá khoa học hay những câu chuyện thương tâm liên quan đến thuyết ưu sinh, những thử nghiệm tồi, bệnh nan do di truyền.
Phải gửi lời cảm ơn đến dịch giả Thanh Châu với bản dịch rất mượt mà hiếm thấy trong dòng sách khoa học này. Tuy nhiên, hi vọng trong lần tái bản, nhà xuất bản sẽ chỉnh sửa lại các lỗi đánh máy trong toàn bộ cuốn sách.”

Tran Hiep – Goodreads

“Có một lần bạn mình bảo đọc Sapiens đi, hay lắm. Trước đấy mình cũng mua sách rồi nên để sẵn trên bàn để chuẩn bị đọc. Sau đó mình sa vào quyển này.

Mình thuộc kiểu thích đọc sách nhưng không thích ngồi quá lâu một chỗ, nên thường mình sẽ đọc song song 2 cuốn cùng lúc. Cuốn này và The Book of Why là một sự bất ngờ thú vị. Thông thường khi đọc 2 cuốn song song, bạn có thể nhận ra mối liên kết không ngờ giữa mạch kể chuyện và ý tứ màu sắc mỗi cuốn. Riêng The Gene và The Book of Why, cảm giác của mình về đoạn đầu là chẳng khác gì đọc cùng 1 cuốn sách cả. Galton và Pearson xuất hiện cùng lúc trong 2 cuốn sách vào thời điểm mình đọc, và cái nhìn của mỗi cuốn cho mình một khía cạnh trong tổng thể câu chuyện diễn ra thời bấy giờ.

Đến 3/4 về sau thì mình chỉ đọc The Gene. Nội cuốn sách đã đủ phong phú và thăng trầm, mình không cần chuyển sang một cuốn nào khác để có cảm giác là đang di chuyển nữa. Có nhiều điều hài hước, lãng mạn, thú vị, cũng như đau đớn và tỉnh ngộ trong suốt chiều dài lịch sử hành trình đi tìm hiểu về gene và bản sắc của con người.

Một cuốn sách về gene cũng là một cuốn sách về con người, về danh tính, cội nguồn, khát khao, quá khứ, tương lai, mâu thuẫn, thống nhất, đổi thay, bền vững. Tác giả thì nhạy cảm và thông minh; chắc đây là người đàn ông đầu tiên làm mình rùng mình với những so sánh và lựa chọn từ ngữ khi biểu đạt nỗi đau có người thân mắc bệnh di truyền, hay khi nói về sự giống nhau giữa những cặp sinh đôi…

Hành trình đọc sách nào của mình cũng có thể nói là lê lết, đặc biệt với những cuốn sách dài. Năm nay còn lê lết hơn, khéo là không xong nổi cái mốc ban đầu đặt ra vì muốn làm cũng kha khá thứ, mà đã làm là không chỉ làm 1 mà phải làm 2 3 4. Nhưng mong mỗi sự lê lết là một hành trình xứng đáng, như là với cuốn sách này.”

Magnolia – Goodreads

“Nín thở lật từng trang sách cũng là cảm giác hồi hộp đến nghẹt thở dõi theo lịch sử tương lai thăng trầm của Gene.
Nếu những trang sách đầu tiên mang đến cho tôi cảm giác hứng thú, bất ngờ với mỗi một bức màn bí ẩn của gene được vén lên, thì kết thúc cuốn sách là chuỗi những ưu tư, hoài nghi về tương lai của gene. Tôi không thể chờ đến tương lai 50 năm sau để thấy sự phát triển rực rõ của gene cùng với thay đổi về quan niệm, hệ tư tưởng của hậu thế, về sự thay đổi của loài người chúng ta…”

Lê Phạm Phong – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.

Review “Lịch Sử Ung Thư – Hoàng Đế Của Bách Bệnh”

“Chọn cuốn sách này vì mình muốn tìm hiểu về nghiên cứu ung thư và lựa chọn quả là không sai.
Cuốn sách cực kỳ đáng đọc, một kiến thức đồ sộ, hùng vĩ và phức tạp về ung thư, như những gì người ta thường nghe thấy về căn bệnh này: sợ hãi, một dấu chấm hết, khó nhằn và né tránh nhưng dưới ngòi bút của tác giả đã vẽ nên được một bức tranh dễ nhìn, dễ hiểu và đầy đủ hết sức có thể để người đọc có thể tìm hiểu và đi sâu về khía cạnh khoa học của ung thư hơn.”

Vinh Nguyen – Goodreads

“Mình kỳ vọng rất nhiều vào cuốn này, phần vì mình muốn đào sâu tìm hiểu về chuyên ngành Ung Bướu, phần vì profile học vấn quá đỉnh của tác giả. Kết quả thì rất thất vọng.

Nội dung thì không cần bàn cãi, tác giả là cựu sinh viên Y Havard mà. Nhưng cách truyền đạt khiến mình có cảm giác trời ơi bao giờ nó mới hết. Kết quả là mua rất lâu rồi mình mới đọc được 1/5. Đoạn đầu lồng ghép 1 số câu chuyện từ thời tể tướng Imhotep của Ai Cập, nữ hoàng Atossa,… còn khá dễ đọc; nhưng càng về sau tác giả đưa ra quá nhiều thuật ngữ chuyên môn và các chỉ số, số liệu khiến mình quá tải, và gần giống như báo cái số liệu nghiên cứu chứ không còn là một câu chuyện nữa. Có một số từ ngữ được dịch ra quá khó hiểu (dù không phải thuật ngữ chuyên khoa) khiến mình rất bối rối. Mình đã cố đọc thêm nhưng chắc mình sẽ dừng lại ở đây.”

Minh Hà – Goodreads

“Lịch sử ung thư- Hoàng đế của bách bệnh – Siddhartha Mukherjee

Một cuốn sách tuyệt vời về Lịch Sử Ung Thư … Hoàng đế của bách bệnh- Vua của mọi nỗi kinh hoàng.
Cuốn sách tập hợp các câu chuyện từ nhiều nhân vật bác sĩ, nhà khoa học, nhà hoá học, nhà di truyền học, các chính trị gia, các bện nhân … xung quanh cuộc hành trình tìm kiếm để giải mã Ung thư là gì ? Và tìm ra cách chữa trị cho căn bệnh này.
Ung thư không hề xa lạ với mỗi chúng ta. Nó đã có một lịch sử rất lâu dài – hàng trăm năm trước khi loài người thực sự để ý nhận thức đc sự nguy hiểm của nó.
Trong cuộn giấy papyrus từ những năm 2625 TCN, bác sĩ ngoại khoa của Ai Cập cổ đại Imhotep đã ghi lại 48 trường hợp của y học và ung thư là căn bệnh nằm ở mục 45. Mỗi trường hợp đều kèm theo một thảo luận ngắn về phương pháp điều trị, nhưng với trường hợp 45 Imhotep hoàn toàn im lặng. Chỉ ghi lại vỏn vẹn một câu trong mục phương pháp điều trị “vô phương cứu chữa”
Đọc cuốn sách này bạn sẽ rùng mình bởi những con số thống kê về sự chết chóc mà căn bệnh ung thư đem lại. Những giọt nước mắt đã lăn khi đọc những đoạn miêu tả hành lang bệnh viện ung thư với những đứa trẻ bị chẩn đoán mắc ung thư bạch cầu, những bệnh nhân ung thư dường như đã bị các bác sĩ bỏ quên đi lang thang như những cái xác không hồn. Những cảm xúc dâng trào khi đọc những đoạn miêu tả thật chi tiết – thật xúc động về chiều sâu cảm xúc của các bệnh nhân ung thư, từ khi họ phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể – đi khám bác sĩ – xét nghiệm và được chẩn đoán là mắc ung thư.
Họ yên lặng chờ đợi thần chết đến đưa đi, hoặc dũng cảm đương đầu với căn bệnh chưa có thuốc chữa ở thời điểm đó, hay tham gia vào các thử nghiệm của các nhà khoa học. Như mong muốn sẽ tìm được ánh sáng cuối đường hầm và họ cũng sẵn sàng chấp nhận rằng có thể sự sống đc kéo dài thêm vài năm, hoặc mãi mãi nằm lại với đất mẹ yêu thương….
Nhưng bên cạnh đó sẽ là những khoảnh khắc chói sáng của niềm hi vọng và những kỳ tích trong ngành ung thư học.
Bác sĩ Sydney Farber, cha đẻ của ngành hoá trị hiện đại – với cuộc cách mạng trong kỹ thuật hoá trị cùng với chiến thắng trong cuộc chiến giành lại sự sống cho những đứa trẻ bị ung thư máu.
Tổng thống Nixon ký công lệnh National Cancel Act tài trợ 1,5 tỷ $ cho nghiên cứu ung thư trong vòng 3 năm và kể từ đó ung thư luôn chiếm phần lớn nhất trong ngân sách giành cho nghiên cứu của chính phủ Mỹ (đó là thắng lợi của bác sĩ Farber và bà Mary Lasker – người phụ nữ đi tiên phong huyền thoại, nhà hoạt động hành lang kiêm hoạt động xã hội, đã giúp xây dựng chương trình quốc gia chống ung thư. Bà là”bà tiên đỡ đầu” cho nghiên cứu ung thư ở Mỹ).
Là thời điểm khi các nhà khoa học nghiên cứu về gene di truyền, phát hiện ra gene gây ung thư& gene chống ung thư, các biến dị di truyền gây ung thư, sự tiến hoá của tế bào ung thư …và đỉnh cao là tìm ra phương pháp chữa được bệnh ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư cổ tử cung, ung tư tuyến tiền liệt, bệnh Hodgkin …
Thật khó có thể thống kê đầy đủ những sự kiện về ung thư đã diễn ra hàng trăm năm. Nhưng với cuốn sách này, bạn sẽ khó lòng bỏ sót được một sự kiện nào dù là nhỏ nhất.
Đây có lẽ là cuốn sách viết về khoa học hay nhất mà tôi đã được đọc.”

Wireless Lee – Goodreads

“Quyển sách được viết bởi một bác sĩ Ung thư: thấu đáo, cặn kẽ… cho mình cái nhìn tổng quan về lịch sử của nhóm bệnh Ung thư – một cuộc chiến kéo dài đã bốn ngàn năm của loài người.

Ung thư là phiên bản lỗi của chính chúng ta”

Phat Duong – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.

Review “Định Luật Y Học”

“Cuốn sách chỉ với 120 trang là sự chia sẻ mang tính cá nhân của tác giả – một bác sĩ, nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực ung thư. Y học là một ngành khoa học kỳ lạ được chi phối bởi sự tiền nghiệm, ngoại lệ và thiên kiến. Sự mơ hồ, không rõ ràng và thiếu thông tin trong y học là thách thức lớn mà chúng ta đã và đang phải đối mặt. Công nghệ, kỹ thuật phát triển mạnh mẽ mang đến cho con người nhiều công cụ để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho nhân loại nhưng vị trí quyết định vẫn phải là con người. Dữ liệu lớn cung cấp nhưng thông tin tương quan có ý nghĩa nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt và nỗ lực để giải quyết câu hỏi nhân quả.
Về thông điệp và ý tưởng chính của cuốn sách thật sự rất hay và đáng suy ngẫm. Nhưng một phần nào cuốn sách vẫn chưa làm thỏa mãn được cá nhân tôi khi đọc nó, nhiều dẫn chứng hơi dư thừa nhưng lại thiếu những ví dụ cụ thể, sinh động và “trúng đích” hơn.”

Tran Hiep – Goodreads

“Lời văn của tác giả rất dễ hiểu. 1 cuốn sách rất hay về y học. Mình chẳng biết nên nx như nào nhg mình sẽ trích 1 đoạn mình rất thích
“Chuyên ngành y học chính là việc vận dụng khéo léo kiến thức trong điều kiện thiếu chắc chắn. Hãy gạt đi mùi cồn sát trùng và chất tẩy trắng, bỏ qua chiếc giường điều chỉnh… và bạn sẽ thấy 1 chuyên ngành vẫn dg k ngừng học hỏi để kết hợp kiến thức thuần túy với kiến thức thực tế. Ngành khoa học non trẻ nhất cũng chính là ngành khao học nhân đạo nhất …”

Phương Anh Khương – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.

Hồng Duyên

Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!