Danh sách
1. Gieo mầm trên sa mạc (Masanobu Fukuoka)
“Chẳng hề có tốt hay xấu trong số những dạng sống trên trái đất này. Mỗi giống loài đều có vai trò của nó, đều cần thiết và có giá trị ngang nhau.”
“Bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện trong việc chống lại sa mạc hóa không phải là bẻ hướng dòng chảy của các con sông, mà là khiến cho mưa lại rơi xuống, việc này liên quan tới tái lập thảm thực vật.”
“Nước mà các sinh vật không còn sinh sống trong đó được nữa thì không còn thực là nước. Đất mà không có cỏ, thì mặc dầu có được gọi là đất trồng nó cũng không phải thực là đất trồng. Đất mà không có cỏ sẽ đánh mất sự kết nối của nó với nước và trở nên khô rang.”
“Một cái cây chẳng thể mọc lên một mình. Chúng ta cần trồng những cây cao, cây cỡ vừa, những cây bụi và cây dưới tán sinh sống cùng với nhau. Một khi hệ thực vật đa loài được tái tạo thì mưa sẽ bắt đầu rơi trở lại.”
“Mình rất hài lòng với quyển sách này.” (Dương Thanh Tùng – Tiki, 2019)
“MÌnh biết tác giả từ quyển Cuộc cách mạng một cọng rơm, nên khi thấy quyển này là mua liền. Rất hâm mộ tác giả một nông dân chính hiệu, không đi theo lối mòn. Tác phẩm rất dễ đọc nhiều kiến thức hay.” (Nguyễn Thành Hơi – Tiki, 2018)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng
2. Quả táo thần kỳ của Kimura (Takuji Ishikawa)
Quả táo thần kỳ của Kimura sẽ mang đến cho bạn một phép màu không tưởng từ đất nước Nhật Bản, nơi tạo ra những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng và đắt đỏ bậc nhất trên thế giới. Sự kì diệu được tạo dựng từ một tấm lòng vàng của ông lão Kimura – một người nông dân yêu vợ.
Vì tình yêu con người ta có thể đi xa đến đâu? Một câu hỏi mà những câu trả lời luôn khiến chúng ta phải ngạc nhiên, đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Đã có rất nhiều những câu chuyện tưởng chừng như phi lí về những điều mà người ta có thể làm vì tình yêu.
“Câu chuyện của bác Kimura là minh chứng cho việc tất cả sinh mệnh trên hành tinh được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương thì có đủ sức mạnh để chống chọi với tất cả những điều tiêu cực (như sâu bệnh ở cây táo) Mình hy vọng mai này trên Trái Đất của chúng ta sẽ trồng thực phẩm bằng tất cả tình yêu thương như bác, bác đã phá vỡ mọi định kiến của con người từ trước đến nay và làm cho tương lai trở nên có hy vọng hơn bao giờ hết.” (Minh Phương – Tiki, 2021)
“Quyển sách quá tuyệt vời. mua từ năm ngoái mà đọc qua đem tặng, nên chưa kịp hiểu. Năm nay mua lại, đọc và cảm nhận sâu sắc. Một con người không chỉ có nỗ lực phi thường, mà còn luôn có lòng biết ơn, không ngừng học hỏi. Đó là những giá trị nhân cách không thể thiếu để làm lên thành công. tin rằng sẽ có thay đổi tích cực của bản thân sau khi đọc cuốn sách này. Biết ơn.” (Thanh Hoài – Tiki, 2021)
“Thật sự rất tuyệt vời. Kết thúc cuốn sách trong đêm là mình lên đây review ngay với mong muốn ai cũng nên một lần đọc qua cuốn sách. Có duyên gặp được một trong những cuốn sách hay như thế này cũng có thể được gọi là một ân huệ đối với mình” (Vuphong Dao – Tiki, 2020)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng
3. Đời sống bí ẩn của cây (Peter Wohlleben)
Chúng cảm thấy gì?
Chúng giao tiếp thế nào?
Những phát hiện từ Thế Giới Bí Mật
“Khi bạn biết rằng cây cũng biết đau, cũng có ký ức, và cây ba mẹ sống cùng con cái, thì bạn không còn có thể chặt chúng và phá vỡ cuộc sống của chúng bằng những cỗ máy to lớn nữa”
Được xem là một trong những quyển sách hay nhất về cây cối, Đời sống bí ẩn của cây mở ra một thế giới kỳ diệu về đời sống xã hội phức tạp của những khu rừng ôn đới. Những cái cây giao tiếp với nhau, thể hiện cá tính riêng, hỗ trợ nhau lớn lên, chia sẻ chất dinh dưỡng cho những cá nhân đang chống chọi bệnh tật và thậm chí cảnh báo nhau về những nguy hiểm sắp xảy Không chỉ gây bất ngờ với những thông tin hấp dẫn về các loài cây cối mà lâu nay chúng ta vẫn xem là vô tri vô giác, trong tác phẩm này, Wohlleben còn chia sẻ tình yêu sâu sắc của ông đối với cây và rừng, đồng thời giải thích các tiến trình thú vị của sự sống, cái chết và sự tái sinh mà ông đã quan sát được trong chính khu rừng của mình.
“Cây cối như kiểu ẩn dụ cho đời sống con người ấy, cảm giác 1 cái cây là cả một câu chuyện vĩ đại Tuyệt vời tuyệt vời :3” (Trương Thị Minh Giang – Tiki, 2020)
“có nhiều góc nhìn mới về cây và cách trồng rừng khai thác hiệu quả rừng hơn” (Trần Hải Tân – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng
4. Tâm tình với đất mẹ (Thích Nhất Hạnh)
Tác phẩm của thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến góc nhìn mới mẻ về môi trường sống của con người. Ở đó, mỗi người cần thấy được trách nhiệm và mối tương quan của mình với Trái Đất. Nơi ông gọi bằng một cái tên trìu mến là: mẹ Đất. Trong góc nhìn này, Thích Nhất Hạnh chỉ ra, vũ trụ là một quần thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, với mẹ Đất, cha Mặt trời, dì Trăng.
Ông cũng cho biết, đất là món quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Tuy nhiên, con người đã thiếu đi sự tôn trọng đất đai bằng việc canh tác không đúng cách khiến đất trở nên bạc màu, cằn cỗi, sâu bệnh hại phát triển. Cuốn sách giúp con người suy nghĩ thấu đáo. Giúp mọi người quay về xây dựng lại mối quan hệ bền vững hơn với đất.
Vượt lên trên ý niệm về môi trường, Thích Nhất Hạnh còn đưa đến cho người đọc thông điệp thiêng liêng hơn, đó là trách nhiệm và sự biết ơn đối với cội nguồn.
“Tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như Đất mẹ, Mặt Trời, Dãy Thiên Hà,… để nói lên quá trình hình thành cũng như các lợi ích của thiên nhiên mang lại cho con người đồng thời nêu cao vai trò có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua hình ảnh Đất Mẹ, tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc phải biết trân trọng sinh mạng của bản thân cũng như của vạn vật. Sử dụng phương pháp ” trở về tiếp xúc với cội nguồn để được nuôi dưỡng và trị liệu” bao gồm thiền hành, các bài tập về hơi thở,… giúp cho con người phục hồi lại sự an lạc trong tâm và thân. Lời văn nhẹ nhàng kết hợp với ngữ từ tôn giáo thể hiện lòng biết ơn đối với vạn vật! “ (Teddy Trần – Tiki, 2016)
“Cuốn sách rất bổ ích dành cho mọi người, những lời nhắn nhủ của tác giả chạm vào trái tim người đọc, khiến ta phải suy nghĩ về những hành động của mình với trái đất này, chúng ta đã có quá nhiều những hành động tàn phá môi trường sống. Ngoài ra tác giả còn đưa ra nhiều những bài tập thiền đơn giản và dễ thực hành để chúng ta có thể trở lại với thân tâm của mình, để ta có thể dễ dàng tiếp xúc được với thiên nhiên, với Đất mẹ (chánh niệm giúp ta thiết lập lại mối tương quan mật thiết giữa ta và Đất mẹ )” (Trần Ngần – Tiki, 2015)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng
5. Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm (Masanobu Fukuoka)
“Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm” là cuốn sách nổi tiếng của Mansanobu Fukuoka, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới. Cuốn sách (đã được dịch ra 25 thứ tiếng) không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.
Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên.
Nhưng bạn không nên để tựa đề cuốn sách đánh lừa. “Cuộc cách mạng một – cọng – rơm”, nhưng chẳng có “cuộc cách mạng” nào ở đây cả. Cuốn sách chỉ là những ghi chép của một người làm nông khiêm nhường rón rén trước thiên nhiên vườn ruộng, như thể mỗi một từ được viết ra tác giả đều sợ làm tổn thương đất đai cây cỏ.
Bạn cũng sẽ thất vọng nếu có ý định tìm trong cuốn sách này những tri thức về nông nghiệp, dù là nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp tự nhiên. Bởi vì đối với ông Fukuoka, tri thức là hữu hạn, còn thiên nhiên cây cối là vô cùng, cái hữu hạn không thể thâu tóm được cái vô cùng.
Cuốn sách cũng không nhằm góp phần làm đa dạng hóa kiến thức của bạn về thiên nhiên và cuộc sống. Bạn sẽ thấy tác giả của nó không hề có ý định như vậy.
Trong kho tàng sách vở của nhân loại, trừ cuốn Pháp bảo đàn kinh của Lục tổ thiền tông Huệ Năng, hiếm có cuốn sách nào như cuốn sách này, khi mà tác giả không hướng người đọc theo tư tưởng và quan niệm của người viết sách mà hướng người đọc vào chính bản thân họ trong mối quan hệ tương tác với môi trường sinh ra và nuôi dưỡng họ.
Viết về nông nghiệp nhưng ông Fukuoka không để người đọc dính mắc vào các kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, cũng không dính mắc vào chính cuốn sách của ông. Người ta bảo phương pháp Fukuoka là thiền trong nông nghiệp là vì vậy.
Đọc cuốn sách này và gấp nó lại, bạn sẽ không còn nghĩ ông Fukuoka đã viết những gì, nhưng bạn sẽ nhận ra vô số những điều mà trước đây do những tri thức học ở sách vở, trong trường lớp đã biến thành định kiến trong đầu bạn khiến cho bạn không nhận ra. Bạn sẽ nhìn cái cây không phải là giống thực vật vô tri được mô tả trong sách trồng trọt mà là cái cây có tâm hồn. Bạn sẽ thú vị nhớ lại, trong câu chuyện cổ tích Một người mẹ, nhà văn Andersen đã từng bảo mỗi một cái cây đều có một số phận, mỗi cái cây đều có một trái tim. Và bạn sẽ hiểu vì sao ông Fukuoka lại nói chỉ có những đứa trẻ mới nhìn được thiên nhiên như thiên nhiên vốn có.
“Biết cách “không có làm gì cả “ chính là sống có ý nghĩa. Đây không chỉ là lời tâm tình về cây cỏ của một người nông dân bình thường, mà đằng sau đó còn chứa đựng những triết lý sống vô cùng giản đơn. “Mục đích tối thượng của việc làm nông không phải là trồng cây, mà là sự tu dưỡng và hoàn thiện con người” (Nguyễn Thu Trang – Tiki, 2021)
“Hãy kiên nhẫn khi làm nông nghiệp” (Trần Văn Hạnh – Tiki, 2022)
“Sách hay, thấm” (Phan Thị Kim Phương – Tiki, 2022)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng
Nguyễn Trang