Danh sách
1. 22 quy luật bất biến trong Marketing (Al Ries)
Trong giai đoạn phát triển kinh tế và cạnh tranh hiện nay, sự thành công trong kinh doanh hay của một thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tiến hành công tác marketing. Thế nhưng, hàng tỷ đô la đang bị tiêu phí vào những chương trình marketing kém hiệu quả, bất kể đó là chương trình được đầu tư nhiều công sức và tiền của. Thế nào là một chương trình marketing hiệu quả? Một chương trình marketing được xem là hoàn hảo khi nó được phác thảo kế hoạch đầy đủ, thực hiện đúng thời điểm, có nguồn hỗ trợ tài chính thuận lợi và phải tuân theo những quy luật marketing phù hợp. Ngược lại, một chiến dịch marketing hời hợt, không tuân theo quy luật sẽ mắc phải nhiều sai lầm và dĩ nhiên sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Vậy những quy luật trong marketing bao gồm những gì và có hiệu quả trong chiến lược kinh doanh như thế nào? Theo hai tác giả, đó là các quy luật:quy luật tiên phong, quy luật chủng loại, quy luật ghi nhớ, quy luật nhận thức, quy luật tập trung, quy luật độc quyền, quy luật nấc thang, quy luật song đôi, quy luật đối nghịch, quy luật mở rộng, quy luật hy sinh, quy luật thành công, quy luật gia tốc, quy luật nguồn lực…
22 Quy luật Bất biến trong Marketing với những quy luật cơ bản này sẽ hướng dẫn bạn cách tránh những sai lầm từ ngay giai đoạn đầu lên kế hoạch marketing. Đây là những quy luật cơ bản có khả năng chi phối nhất định đến sự thành công cũng như thất bại trong công việc kinh doanh. Các quy luật này bổ sung và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau, tạo một mắt xích bền vững trong marketing, giúp bạn học hỏi được nhiều bài học và kinh nghiệm hữu ích để áp dụng thành công trong công tác marketing của mình.
Thế nào là một chương trình marketing hiệu quả? Một chương trình marketing được xem là hoàn hảo khi nó được phác thảo kế hoạch đầy đủ, thực hiện đúng thời điểm, có nguồn hỗ trợ tài chính thuận lợi và phải tuân theo những quy luật marketing phù hợp. Ngược lại, một chiến dịch marketing hời hợt, không tuân theo quy luật sẽ mắc phải nhiều sai lầm và dĩ nhiên sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Vậy những quy luật trong marketing bao gồm những gì và có hiệu quả trong chiến lược kinh doanh như thế nào? Theo hai tác giả, đó là các quy luật:quy luật tiên phong, quy luật chủng loại, quy luật ghi nhớ, quy luật nhận thức, quy luật tập trung, quy luật độc quyền, quy luật nấc thang, quy luật song đôi, quy luật đối nghịch, quy luật mở rộng, quy luật hy sinh, quy luật thành công, quy luật gia tốc, quy luật nguồn lực…
Mình đọc sách này bàng bản tiếng Việt. Với 1 đứa làm Mar như mình quyển sách này khá bổ ích. 22 quy luật này có thể gặp ở bất cứ đâu và ở bất cứ ngành nào.
- Quy Luật Tiên Phong: trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn ng giỏi hơn
- Quy Luật Chủng Loại: Nếu bạn không thể trở thành người tiên phong trong 1 chủng loại sản phẩm nào đó, hãy chọn 1 sản phẩm mới mà bạn có thể trở thành tiên phong
- Quy Luật Ghi Nhớ: được khách nhớ đến đầu tiên sẽ hiệu quả hơn là xuất hiện đầu tiên trong thị trường
- Quy luật nhận thức: Marketing không phải là cuộc chiến về sản phẩm mà là cuộc chiến về nhận thức
- Quy luật Tập trung: vũ khí mạnh mẽ nhất trong Marketing là gắn được một từ ngữ vào tâm trí khách hàng. Những từ đại diện hiệu quả nhất là những từ ngữ đơn giản nhất và hướng về lợi ích khách hàng.
- Quy luật độc quyền: Hai công ty không thể có chung 1 ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Bạn không thể thay đổi suy nghĩ của người khác một khi nó đã định hình. Trên thực tế những nỗ lực của bạn đôi khi lại củng cố thêm vị thế của đối thủ cạnh tranh, thể hiện qua việc làm nổi bật hơn nữa các tính chất ưu việt của họ.
- Quy luật nấc thang: Chiến lược bạn sử dụng tuỳ thuộc vào việc bạn ở nấc thang nào.
- Quy luật song đôi: Cuối cùng mọi thị trường đều trở thành một cuộc đua song mã.
- Quy luật đối nghịch: Nếu bạn muốn nhắm vào vị trí thứ 2 chiến lược của bạn phụ thuộc vào người tiên phong
- Quy luật phân chia: Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai hoặc nhiều chủng loại
- Quy luật Marketing: hiệu ứng marketing chỉ phát huy tác dụng sau một thời gian dài.
- Quy luật mở rộng: Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được
- Quy luật hy sinh: Để có được thứ gì đó bạn phải từ bỏ một thứ khác: dòng sản phẩm mới, thị trường mục tiêu, sự thay đổi liên tục
- Quy luật đặc tính: Bất cứ một đặc tính sản phẩm nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả đi kèm
- Quy luật thành thật: Khi bạn thừa nhận một nhược điểm khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn 1 ưu điểm
- Quy luật đòn then chốt: Trong mỗi tình huống chỉ cần một hành động duy nhất cũng sẽ mang lại nhiều kết quả đáng kể
- Quy luật không thể dự đoán: Nếu bạn không phải là người lập kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai
- Quy luật thành công: Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại
- Quy luật thất bại: Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận
- Quy luật cường điệu: Tình hình thực tế hoàn toàn trái ngược với những gì giới truyền thông đưa tin
- Quy luật gia tốc: Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa vào những mốt nhất thời mà dựa vào khuynh hướng
- Quy luật nguồn lực: Một ý tưởng sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tài chính. (Dieu – Goodreads, 2020)
Sự cân nhắc cho tiếp thị thông minh ???? Có thể tốn tiền ngu ngốc cho việc tiếp thị thừa thãi nếu mình không hề có ý niệm về chúng. Mà nếu bỏ hàng giờ để tìm hiểu về những thất bại của các công ty lớn nhỏ thì cũng chưa chắc là cách làm tốt, vì liệu có đủ tinh tế để rút ra bài học chung cho những thất bại đó? Thì đọc sách này cho nhanh ???? Cuốn sách chỉ ra xúc tích những điều cần lưu ý trong ngành này và luôn kèm theo những ví dụ cụ thể liên quan đến những công ty nổi tiếng, khá “ổn áp” cho việc tìm hiểu ngành tiếp thị trong thời gian ngắn. Như tiêu đề nói thì sách dành cho cả sáng tạo thương hiệu và kinh doanh nữa. Sách cũng rất phù hợp cho các bạn muốn hay sắp có ý định khởi nghiệp. Ngoài ra thì ai muốn biết cho vui đọc cũng được, để có thể biết thêm những lĩnh vực mới mà không quá ngộp thông tin. Đọc xong mình cũng có những cái nhìn mới hơn về tiếp thị, tuy nhiên mình không rõ sách có nói một nửa sự thật hay đánh tráo khái niệm gì không. Dù nói ra những quy luật nhưng sách không nói cụ thể sẽ ứng dụng khi nào cụ thể ra sao, phần còn lại là sự ứng dụng hợp lý của người đọc. Nhìn chung là oke đó????(Nguyễn Thùy Dương – Goodreads, 2020)
Nghe tên sách mình nghĩ nội dung sẽ rất khô khan, không ngờ lại dễ đọc, dễ hiểu và thú vị như vậy. Tác giả đưa ra các thương hiệu để làm ví dụ rất cụ thể. Các quy luật mình cảm thấy rất hay và mình cảm thấy rất đúng với thực tế chứ không chỉ là lý thuyết suông. Dĩ nhiên, mình nghĩ quyển sách này, cụ thể là 22 quy luật này để tham khảo thôi, không nên nhất nhất làm y hệt theo. Vì câu chữ in trên sách là chết, còn xã hội và thương trường là sống mà nhỉ. (Iry – Goodreads, 2018)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng

2. Phi lý trí (Dan Ariely)
Mỗi chúng ta cần xem lại những mỏ neo của cuộc đời mình để thấy chúng ta đã phi lý như thế nào trong vô số quyết định từ nhỏ nhặt nhất tới trọng đại nhất trên con đường đã qua. Phi lý trí của Ariely gợi mở, khuyến khích chúng ta nhìn nhận lại tất cả những quyết định đó, rút ra bài học từ những sai lầm trong hành vi của chính mình và những người khác.
Ai cũng có khi “phi lý trí”.
Bạn sẵn sàng rút 2 nghìn đồng cho một người ăn mày nghèo khổ trên đường. Nhưng cũng chính bạn lại cò kè từng 2 nghìn bạc với bà đồng nát khi bán mớ báo cũ trong nhà.
Bạn sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để chụp bộ ảnh cưới thật đẹp mà chỉ xem một vài lần rồi cất vào tủ. Nhưng chắc chắn bạn sẽ rất cân nhắc và suy tính cẩn thận khi quyết định mua một chiếc máy ảnh với giá 10 triệu trong khi bạn có thể dùng nó nhiều năm liền.
Bạn cảm thấy một món ăn ngon hơn khi có người khác bỗng khen rằng ngon đấy (cho dù có khi món ăn đó cũng không ngon đến vậy). Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hơn, khúm núm hơn khi có dịp nói chuyện với một người nổi tiếng cho dù có khi anh ta cũng chẳng hơn gì bạn xét về cả hình thức lẫn trí tuệ…
Nhưng không chỉ bạn phi lý, tất cả chúng ta đều luôn phi lý. Và không chỉ trong chuyện tình cảm, mọi quyết định trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phi lý. Và không chỉ một vài lần, chúng ta liên tục phi lý, phi lý có hệ thống, phi lý có thể dự đoán được.
Các doanh nhân lắm tiền nhiều của vẫn mua những bức họa chỉ đáng vài triệu với giá vài chục thậm chí vài trăm triệu chỉ để “có” nó. Những nhà đầu tư vẫn mua các cổ phiếu của những công ty “phọt phẹt” với cái giá cao ngất trời chỉ vì những người khác cũng đang làm thế, trong khi giá của nó chỉ vài tháng trước ở mức thấp không tin nổi thì chẳng ai đoái hoài.
Nhiều người bệnh đã cảm thấy đỡ mặc dù bác sĩ chỉ cho họ uống thuốc giả vờ hoặc phẫu thuật giả vờ để trấn an tâm lý. Con người nhìn chung vẫn phi lý trí một cách dễ đoán định như vậy.
Nhà kinh tế học hành vi của trường MIT đã chỉ ra điều đó trong cuốn sách mới của ông: Phi lý trí. Trong đó, Dan Ariely đã tiến hành nhiều khảo sát hành vi kỳ lạ để chứng minh cho các quan điểm của mình. Ông cho rằng sở dĩ chúng ta luôn phi lý trí bởi một số các tác động nhất định như: quy luật tương đối, quy tắc xã hội, sự hưng phấn…
Mỗi chương trong cuốn sách, tác giả dành để mô tả một tác động như thế bằng nhiều thí nghiệm khác nhau.
Sách đọc khá hấp dẫn, những phần đầu lí giải 1 vài dẫn chứng về kinh tế học hành vi, giải thích những điểm bất logic trong quyết định mua sắm và tác động của những hiệu ứng tham chiếu, chim mồi, đồ miễn phí… Những chương sau thì lý giải về cách hành vi phi lý khác của con người, việc trì hoãn, tính trung thực… dựa vào các thí nghiệm chủ yếu trên các sinh viên ở MIT hoặc Harvard, mẫu số cũng không được nhiều lắm, đây là căn bệnh cố hữu của những nghiên cứu tâm lý học bên phương Tây, đối tượng thí nghiệm luôn chủ yếu là sinh viên các trường đại học, kết quả sẽ ra sao nếu thì nghiệm này lấy mẫu trên những người sống tại khu ổ chuột ở Ấn Độ hay Brazil? Những căn cứ để đưa ra phân tích khá khoa học, không thể phủ nhận nó phản hành phần lớn hành vi con người. Con người được thiết lập những thuật toán khá vô lý, nhưng có hệ thống và có thể dự đoán được, có lẽ chính sự vô lý đó đã giúp con người thích nghi và tiến hóa tốt hơn chăng? Bài học nhận được từ cuốn sách khá nhiều, chỉ là không rõ sẽ lưu lại trong não và tác động tới bản thân bao lâu. Có 1 cái để lại ấn tượng nhất là việc con người luôn so sánh với những hệ quy chiếu xung quanh mình. Người nghèo so với người khá giả, khá giả ghen tị với người giàu, giàu thì khao khát được như giới siêu giàu… tách mình ra khỏi hệ quy chiếu, không còn vật so sánh nữa hóa ra là cách khá dễ để thấy hạnh phúc. Còn 1 ấn tượng nữa về giả dược. Suy cho cùng niềm tin là thứ vô hình lại tạo ra tác động hữu hình mạnh tới kinh ngạc. Những bài học tôn giáo xưa, những câu chuyện cổ về các phép lạ hoá ra đều hình thành từ niềm tin mạnh mẽ. Con người tin vào điều gì, điều đó là sự thật với họ. Hệ quả và tác động của nó bao trùm hết lịch sử của loài ngoài, nếu vận dụng điều đó khéo léo, tự mỗi người không lẽ cũng tạo ra thiên đường cho chính mình được? Mảng tâm lý hành vi cũng từng đọc vài cuốn khác như “Tư duy nhanh và chậm” – cuốn khá nổi tiếng nhưng lặp đi lặp lại, chán ngắt sau 1/2, cuốn này đọc không bị chán, cũng không bị lặp ý nhiều, viết lưu loát, chỉ có điều ngôn ngữ phương Tây trong những tác phẩm như này lúc nào cũng thấy văn phong có chút gì khoa trương, phóng đại. Cuốn này có thể xếp cùng với các cuốn của Sandel với “Tiền không mua được gì”, “Phải trái đúng sai”, đọc đều có sự hấp dẫn và lý giải nhiều yếu tố tâm lý hành vi. Tác giả Ariely lại là người gốc Do Thái – sao mà nhiều học giả Do Thái thế? Từ Harari của Homo Sapiens cho tới Einstein. Người Do Thái đóng góp phần đáng kể vào tri thức nhân loại. (Lữ Đoàn Đỏ – Goodreads, 2020)
Một cuốn sách non-fiction rất hay, rất đáng đọc, là 1 công trình nghiên cứu về tâm lý học hành vi con người. Các ví dụ cũng như thí nghiệm của tác giả rất kỳ lạ và thú vị. Chỉ ra rằng con người nhiều khi hoàn toàn mất lý trí khi lựa chọn, khi ra quyết định, nếu đặt bản thân của mình vào các ví dụ đó thì ai cũng sẽ hành động phi lý trí như vậy thôi và tác giả cũng đã giải thích rất rõ ràng về những lực lượng ảnh hưởng tới hành vi đó của chúng ta. Đó là tính tương đối, về cái giá của sự miễn phí, ảnh hưởng của sự hưng phấn, các quy chuẩn xã hội, sự trung thực… Có 2 bài học rút ra: – “Chúng ta là những quân tốt trong một trò chơi mà không ai có thể hiểu cách đi của nó. Chúng ta tưởng mình ngồi ở vị trí người lái với sự kiểm soát trong mọi quyết định được đưa ra nhưng rất tiếc, nhận thức này liên quan nhiều đến mong muốn của chúng ta.” – Dù phi lý trí nhưng không có nghĩa là chúng ta bất lực. Một khi đã hiểu chúng ta có thể mắc các quyết định sai lầm ở đâu và khi nào, chúng ta có thể thận trọng hơn.” (Thanh Sơn – Goodreads, 2017)
Từ những cuốn sách trước đó (Chèo lái hành vi, Tư duy rành mạch…), nhận ra đây là một cuốn sách này đáng đọc. Học cách quyết định tốt hơn là một điều rất rất cần thiết. Và tác giả đã cho ta bài học lớn lao đó bằng cách nhìn lại cách đa phần mọi người (trong đó có ta) nhận thức và đưa ra các quyết định. Nghệ thuật phân định và chuyển hoá giữa mối quan hệ xã hội và quan hệ thị trường cũng rất cần thiết. Một số luận điểm có vẻ không phù hợp để giải thích về cách vận hành xã hội ở Việt Nam (tôi cho là vậy). Về tip dẫn ai đó (kém hấp dẫn hơn mình) đi cùng mình để tăng sức hút với người khác hay thật đấy nhưng tôi sẽ không bao giờ chọn làm điều này. Tôi thà để hình mình rất ngớ ngẩn trên các mạng xã hội, hoặc để các tấm ảnh so sánh chính bản thân trong quá khứ và hiện tại. Đơn giản là tôi muốn để tôi và người khác nhận ta tôi của hôm là phiên bản tốt hơn quá khứ. (Tran Hiep – Goodreads, 2020)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng

3. Điểm bùng phát (Malcolm Gladwell)
Điểm bùng phát là một khoảnh khắc kỳ ảo, khi một ý tưởng, một xu thế, hay một hành vi xã hội vượt qua ngưỡng nhất định – bùng phát và lan ra như ngọn lửa hoang dã. Giống như chỉ một người bị ốm cũng có thể làm khởi phát cả dịch cúm, một mục tiêu nhỏ bé nhưng chính xác hoàn toàn cũng có thể trở thành nguyên nhân thúc đẩy một xu hướng thời trang, nhân rộng việc tiêu thụ của sản phẩm, hay làm hạ tỷ lệ phạm tội, v.v…
Trong cuốn sách được độc giả chào đón nồng nhiệt này, Malcolm Gladwell đã khám phá và khai mở cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về hiện tượng “điểm bùng phát”, nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của tất cả mọi người trên khắp thế giới về việc tiêu thụ các sản phẩm và phổ biến các ý tưởng.
Gợi cảm hứng và đầy ý tưởng cho những người sử dụng social media marketing nói riêng hay các nhà tiếp thị nói chung. Đôi chỗ hơi miễn cưỡng nhưng nhìn chung đây là một cuốn sách đáng đọc cho những ai làm marketing và đang gặp khó khăn trong việc làm thế nào để tạo được một chiến dịch marketing hiệu quả. (Duy Nguyen – Goodreads, 2014)
Yeah yeah yeah, đây là cái loại nonfic mà mình thích. Kiểu viết gãy gọn, súc tích, dẫn truyện cuốn, facts thì cũng có cái sai (bị lật lại ở cuốn Humankind-pls đọc cuốn này huhu hay lắm), nhưng hầu hết thì đều đúng. Mình phát hiện cuốn này làm nền chắc cho chừng chục cuốn nonfic khác luôn ấy, xuất sắc. Đọc để giải mã được vì sao có những người có thể lan truyền được ý kiến của họ đến vậy (1 kiểu influencer), để hiểu vì sao có những thứ tưởng qua thời hết mốt đột nhiên nổi đình nổi đám thành high-end trong lĩnh vực của nó (1 kiểu đột nhiên trở mình như Bitis Hunter á),…nhiều lắm. Nhìn chung là không làm mình thất vọng, highly rec. (Duong – Goodreads, 2022)
Ý tưởng về cách một chiến dịch viral thì hay, tuy nhiên: 1/ 3 yếu tố làm nên sự viral được lập luận hợp tình hợp lý. Tuy nhiên mình cũng kỳ vọng có lập luận phản biện cho chính framework mà bác đưa ra. Bởi vậy cảm giác quan điểm mang tính một chiều. 2/ Các ví dụ rất hay (nhất là chương phân tích The power of context). Điểm trừ nhẹ nhàng là bác tác giả liệt kê minh hoạ nhiều quá, đâm ra hơi dông dài. Nhìn chung là worth reading cho các bạn đang làm marketing. (Anh Vu – Goodreads, 2020)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng

Anh Thư