Danh sách
1. Lược Sử Thời Gian (Stephen Hawking)
Lược sử thời gian là cuốn sử thi về sự ra đời, sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Tác giả đưa vào tác phẩm của mình toàn bộ tiến bộ tiến trình khám phá của trí tuệ loài người trên nhiều lĩnh vực: Triết học, Vật lý, Thiên văn học…
Chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà hầu như không hiểu được về thế giới chung quanh. Chúng ta cũng ít khi suy ngẫm về cơ chế đã tạo ra ánh sáng Mặt trời – một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự sống, về hấp dẫn – cái chất keo đã kết dính chúng ta vào Trái đất mà nếu khác đi chúng ta sẽ xoay tít và trôi dạt vào không gian vũ trụ, về nguyên tử đã cấu tạo nên tất cả chúng ta và chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự bền vững của chúng. Chỉ trừ có trẻ em (vì chúng còn biết quá ít để không ngần ngại đặt ra những câu hỏi quan trọng) còn ít ai trong chúng ta tốn thời gian để băn khoăn tại sao tự nhiên lại như thế này mà không như thế khác, vũ trụ ra đời từ đâu, hoặc nó có mãi mãi như thế này không, liệu có một ngày nào đó thời gian sẽ trôi giật lùi, hậu quả có trước nguyên nhân hay không; hoặc có giới hạn cuối cùng cho sự hiểu biết của con người hay không. Thậm chí có những đứa trẻ con, mà tôi có gặp một số, muốn biết lỗ đen là cái gì; cái gì là hạt vật chất nhỏ bé nhất, tại sao chúng ta chỉ nhớ quá khứ mà không nhớ tương lai; và nếu lúc bắt đầu là hỗn loạn thì làm thế nào có sự trật tự như ta thấy hôm nay và tại sao lại có vũ trụ.
“Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay. Cuộc tìm kiếm của Hawking giúp người đọc khám phá hết bí mật này đến bí mật khác. Đôi khi ông dụ độc giả vào những ngộ nhận tưởng như rất có lý, rồi lại bất ngờ chỉ ra sự phi lý trong cách nghĩ, để rồi phá vỡ mọi ngộ nhận. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng và hóc búa nhất của vật lý lý thuyết, như vụ nổ lớn, lỗ đen, không – thời gian, thuyết tương đối, nguyên lý bất định… mà không hề làm bạn đọc bị rối.” (nhận định của dịch giả Minh Hy)
“Đây là một cuốn sách cực kì nổi tiếng, được rất nhiều người biết đến trên toàn thế giới. Tác giả của cuốn sách là Stephen Hawking, một nhà vật lý lý thuyết thiên tài, được mệnh danh là thiên tài với iq cực cao chỉ xếp sau Albert Einstein. Cuốn sách khái quát lại những công trình vĩ đại về nền vật lý thiên văn của nhân loại từ xưa đến nay, với rất nhiều chủ đề như: vật lý lượng tử, mũi tên thời gian, thuyết tương đối, lỗ đen,…. Tuy các từ ngữ trong sách đã được tác giả đơn giản hóa để những người không chuyên có thể đọc dễ hiểu, nhưng mình thật sự thấy cuốn sách rất khó hiểu, không phải vì lối diễn văn mà là do lượng kiến thức quá lớn đối với người không chuyên, vì vậy phải vừa đọc, vừa ngẫm, đọc lại nhiều lần thì mới thông não được.” (Vân Anh – Fahasa – 2020)
“Với các lý thuyết về vật lý trong vũ trụ, từ đơn giản như sóng ánh sáng cho đến những lý thuyết phức tạp như độ cong của không gian – thời gian, mình đã từng nghĩ nó xa vời vợi với mình và chỉ có bậc trí tuệ siêu việt mới có thể hiểu được? Nhưng LẦM rồi nhé! Một người bình thường trong chúng ta hoàn toàn có thể nắm rõ được các định lý ấy qua cuốn sách kinh điển này. Stephen Hawking có thể trình bày một cách súc tích và dễ hiểu cho bạn đọc về các định luật Vật lý, kèm theo những ví dụ minh hoạ thực tiễn mà gần gũi trong cuộc sống. Tuy rằng có một số nội dung đặc tính học thuật, nhưng nếu như bạn dành một chút thời gian để nghiền ngẫm kĩ hơn thì sẽ có thể nắm được những điều mà nhà Vật lý vĩ đại của thế kỷ 21 muốn truyền đạt lại. Mặc dù Stephen Hawking đã qua đời vào ngày 14/3/2018, đúng ngày số Pi -một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng những công trình nghiên cứu của ông để lại cho hậu thế vô cùng ý nghĩa đối với cộng đồng yêu thích Toán học và Vật lý nói riêng và nhân loại nói chung. ‘Nếu như bạn là một người yêu thích khoa học, hoặc bạn muốn tìm hiểu về vật lý vũ trụ thì hẳn nhiên đừng bỏ qua quyển sách đầy thú vị này.” ( Tv – Fahasa – 2020)
“Đã mua từ lâu nhưng chỉ sau khi xem xong bộ phim “The Theory of Everything” tôi mới có động lực mạnh mẽ phải đọc ngay quyển sách best-seller này của Stephen Hawking. Phải thừa nhận rằng cách mà Stephen Hawking viết về lịch sử ngắn gọn của thời gian thật dễ hiểu và lôi cuốn đến nỗi bất cứ ai với vốn kiến thức phổ thông của mình cũng có thể hiểu được. Phần sau của quyển sách từ vật lý lượng tử trở đi sẽ trở nên hơi lạ lẫm và hơi khó đọc vì kiến thức này không được giảng dạy ở chương trình phổ thông ở Việt Nam tuy nhiên với cách viết lôi cuốn không chứa bất cứ một công thức gì ngoại trừ công thức nổi tiếng của Einstein E=mc2, bạn đọc có thể hoàn toàn yên tâm mà thưởng thức cuốn sách như một cuộc phưu lưu vào hành trình tìm đến bản chất của vũ trụ mà chúng ta đang sống.
Mong ước của Stephen Hawking là tìm ra được một định luật có thể giải thích toàn bộ các nguyên lý của vũ trụ khi đến tận bây giờ, các nhà khoa học mới chỉ có thể tìm ra các nguyên lý, công thức mô tả được một phần cục bộ của vũ trụ. Cách tiếp cận mà ông theo đuổi chính là sự kết hợp giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử khi thuyết tương đối rộng chỉ giải quyết được các bài toán từ sau vụ nổ Big Bang còn ở gần thời điểm ấy các lý thuyết lượng tử cho chúng ta các con số chính xác hơn.
Ông nổi tiếng với hai học thuyết. Thuyết thứ nhất là bức xạ Hawking được trình bày vào năm 1974 chỉ ra rằng các lỗ đen thực chất phát ra các bức xạ chứ không nuốt chửng mọi thứ như mọi người đã nghĩ. Thuyết thứ hai là thuyết kì dị hấp dẫn phát triển từ luận án tiến sĩ của ông cho rằng vũ trụ tự nó có thể khởi đầu từ một kì dị (vụ nổ Big Bang). Tuy nhiên giai đoạn sau này ông lại là người phản đối lại chính lý thuyết của ông khi ông đưa vào khái niệm thời gian ảo và không-thời gian Euclid mà theo ông mô tả vũ trụ trong không-thời gian Euclid là đồng nhất trật tự không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc.
Một điểm thú vị nữa là tại hội nghị Zeitgeist do Google tổ chức năm 2011 và cũng được đề cập trong quyển sách “Lược sử thời gian” này, Hawking nói rằng “triết học đã chết”. Ông tin rằng các triết gia “không bắt kịp với những tiến bộ khoa học hiện đại” và rằng các nhà khoa học “đã trở thành người mang ngọn đuốc khám phá trong cuộc truy tầm tri thức của chúng ta.”” – Dong Nguyen (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
2. Lược Sử Vạn Vật (Bill Bryson)
Lược sử vạn vật là cuốn sách phổ biến khoa học trình bày một cách ngắn gọn lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên, những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên chính: vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, thiên văn… với nhiều tên tuổi, giai thoại và sự thật.
Với cuốn sách này, người đọc sẽ biết được những giới hạn trong tri thức của con người về vũ trụ và cả về chính trái đất. Đây là cuốn sách khoa học phổ thông bán chạy nhất nước Anh năm 2005 với hơn 300.000 bản in. Nhà phê bình người Anh, Craig Brown thậm chí đã nhận xét rằng tác phẩm này xứng đáng bán được 500.000.000.000 cuốn (theo cách nói của chính Bryson, “bằng với số proton có trong một dấu chấm câu”).
“Là cuốn sách về khoa học thường thức trong mọi lĩnh vực của khoa học tự nhiên từ cổ sinh vật học tới vật lý học; từ vật lý các vật thể vĩ mô tới những thứ vi mô, không thể quan sát được. Cuốn sách giúp những độc giả không chuyên có được cái nhìn khái quát về sự phát triển của khoa học. Nhưng do được viết từ khá lâu nên các lĩnh vực công nghệ không được đề cập đến gây ra một số thiếu sót mang tính thời đại cho cuốn sách kinh điển này.” (Nguyên Giáp Vũ – Tiki – 2021)
“Một cuốn sách khá hay và nổi tiếng. Mình thấy mọi người hay review về cuốn này nên đã mua đọc thử. Đọc xong, mình khá là thích cuốn này. Về hình thức thì cuốn này dày hơn mình nghĩ, bìa cũng rất đẹp và chất lượng giấy rất tốt, mực in đẹp. Về nội dung thì có lẽ hơi khó nói. Vì tuy là lời văn dễ hiểu nhưng nếu nói về sự lôi cuốn thì mình thấy không đúng lắm, sách hơi khô khan, kiểu từ điển ấy. Cuốn sách trình bày một cách ngắn gọn lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên và những thành tựu khoa học đã đạt được trong nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, thiên văn… Nói chung, mình khá là thích cuốn này, tuy hơi khô khan nhưng nếu đọc kĩ sẽ thấy rất hay.” (Minh Minh – Fahasa – 2020)
“Hấp dẫn, thú vị và chứa đựng rất nhiều kiến thức – Lược Sử Vạn Vật là một tác phẩm rất hay. Rõ ràng Bill Bryson đã làm việc và nghiên cứu rất nhiều. Cuốn sách này là một trong những ví dụ về cách học, tiếp thu kiến thức, đồng thời với trí tuệ. Trọng tâm của cuốn sách là học các bài học từ lịch sử và quá khứ, để có một tương lai tốt đẹp hơn.
Cuốn sách rất được khuyến khích này nên được đưa vào chương trình giảng dạy của trường.” – Swrp (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
3. Einstein – Cuộc Đời Và Vũ Trụ (Walter Isaacson)
Cuốn sách khai thác và công bố những tư liệu mới nhất về Einstein, làm rõ những giai đoạn, sự kiện và vấn đề trong cuộc sống cá nhân của Einstein.
Cuốn sách cũng chỉ ra và làm rõ những chặng trên con đường khoa học của Einstein, cho thấy những suy tư và trăn trở của ông để đưa ra những lý thuyết vật lý làm thay đổi toàn bộ nền vật lý thế kỷ XX, cũng như cuộc tranh luận của ông với các nhà cơ học lượng tử.
Tác giả đã lột tả được cá tính, tư tưởng chính trị và những đặc điểm trong trí tuệ, nhân cách của Einstein một cách sinh động.
Nhận định
“Với tài kể chuyện vô song, Isaacson đã làm nên kỳ tích là vừa giữ được tượng đài Einstein, vừa mang lại cho ông hơi thở sống động, giúp ta cảm thấy như thể ông đang bước đi giữa chúng ta. Đúng là một tác phẩm tuyệt vời.”
(Doris Kearns Goodwin, tác giả cuốn Team of Rivals [Đội của các đối thủ], No Ordinary Time [Không có thời gian thông thường], và là tác giả đoạt giải Pulitzer về lịch sử.)
“Isaacson đã làm được một việc xuất sắc là truyền tải được cả phần con người lẫn các chi tiết thú vị trong cuộc đời khoa học của Einstein. Đây không chỉ là một cuốn tiểu sử hấp dẫn, mà mỗi trang luôn mời chào ta đọc trang tiếp theo, mà còn là một tác phẩm tiêu biểu hàng đầu trong thể loại phi hư cấu.”
(Lawrence M. Krauss, Giáo sư vật lý theo chương trình Ambrose Swasey tại Đại học Case Western Reserve và là tác giả của cuốn Hiding in the Mirror [Trốn trong gương])
“Isaacson đã viết một cuốn tiểu sử chính xác, hấp dẫn và thú vị, trình bày thật khéo các văn liệu lịch sử và đưa đến nhiều hiểu biết mới mẻ về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Einstein”
(Diana Kormos Buchwald, chủ biên cuốn Tuyển tập các bài nghiên cứu của Albert Einstein và là Giáo sư lịch sử tại Caltech)
“Viết tiểu sử của những nhân vật kiệt xuất là một việc khó khăn, vì những thành tựu kiệt xuất của họ thường làm lu mờ đời tư hoặc huyền thoại hóa những chi tiết cá nhân, cá tính, đạo đức, quan niệm… mà bỏ qua điều cốt yếu rằng dù xuất sắc đến đâu thì họ cũng là người bình thường, có những mặt mâu thuẫn và những điểm “kỳ quặc” trái lẽ thường. Với một trí tuệ siêu việt như Einstein thì một cuốn tiểu sử không chỉ phải ghi lại cuộc đời ông mà còn phải cho người đọc hiểu được giá trị những đóng góp của ông với nền khoa học thế giới, dù chúng thật sự trừu tượng và cao cấp hơn nhiều nền tảng kiến thức phổ thông của đa số người đọc. Walter Isaacson đã làm được tất cả những điều này khá tốt, ta biết được những chi tiết cuộc đời của Einstein, bối cảnh lịch sử, gia đình, xã hội và giáo dục thời ông sống, và quan trọng là hiểu thêm những thành tựu có một không hai do chỉ một bộ óc của riêng ông nghĩ ra, những phương trình và lý thuyết vĩ đại xoay chuyển hoàn toàn nền vật lý lý thuyết và ứng dụng, cũng như dòng chảy lịch sử của thế giới.” (Hà Thanh – Fahasa – 2020)
“Đây là bộ tiểu sử gần như đầy đủ nhất của Einstein, được viết bởi nhà viết tiểu sử nổi tiếng Isaacson, người đã từng viết tiểu sử của rất nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng. Sách đề cập rất nhiều đến đời tư của Einstein cũng như thuở thiếu thời của ông: một phần mà ít ai có dịp được biết về nhà bác học. Và hôn nhân của ông cũng được viết rất chi tiết: Thiên tài Vật lý từng phụ tình người bạn gái đầu – Marie Winteler, cãi cha mẹ để được cưới Mileva Maric. Cả hai có với nhau ba con nhưng ly hôn vì Einstein dành thời gian làm khoa học và có tính gia trưởng. Con đầu của cả hai bị bỏ rơi, cho đến nay vẫn không có tài liệu nào nhắc đến. Sau cuộc hôn nhân đầu, Einstein kết hôn với em gái cùng họ – Elsa Einstein – năm 1919. Có nguồn tin cho rằng mối quan hệ của Einstein và Elsa đã nảy nở khi ông còn chung sống với người vợ đầu tiên. Sách cũng viết về những bất lực của Einstein trong công việc khoa học. Những phát kiến Vật lý lý thuyết của ông góp phần tạo ra bom nguyên tử và ông không phản đối vũ khí hủy diệt. Tuy nhiên, ông đã rất ân hận khi không ngăn cản được việc Mỹ thả hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) năm 1945. Cuối cuốn sách, Isaacson hé lộ câu chuyện ly kỳ về bộ não của Einstein. Bộ não ông đã được giữ lại, không hỏa táng khi ông mất. Nhà phẫu thuật Thomas Harvey giữ lại bộ não của Einstein, chia thành hàng chục phần cho các nhà nghiên cứu. Một phần bộ não vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Isaacson thừa nhận Einstein là nhân vật rất khó khắc họa – một con người phi thường sống dưới lớp vỏ bình dân, cá tính phức tạp, đời tư và quan điểm sống tách biệt với thời đại. Tác giả Isaacson còn phải tự trang bị kiến thức khoa học để hiểu hết những tư liệu về Einstein.” (Nguyễn Thị Nga – Fahasa – 2020)
“Một tiểu sử được nghiên cứu tỉ mỉ về người đàn ông đầy khiếm khuyết đằng sau thiên tài.
Albert Einstein khi còn trẻ đã làm khuynh đảo thế giới khoa học bằng cách loại bỏ những quy ước đã được thiết lập sẵn và mạnh dạn đi theo những bước tiến đột phá của logic và lý luận bất chấp trật tự đã được thiết lập.
Đó thực sự là một cuộc hành trình khá dài mà anh ấy đã đi theo, bị chế giễu nhiều bởi cộng đồng học thuật, những người trong một thời gian dài đã không nhận ra thiên tài của anh ấy, hoặc có lẽ thiên tài của anh ấy không nằm ở toán học, mà là trong các thí nghiệm tư duy của anh ấy, nơi anh ấy dám tưởng tượng bên ngoài sự nghiêm ngặt của học thuật.
Albert Einstein, với tư cách là một chính khách cao tuổi, bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm lý thuyết trường thống nhất của ông. Anh ta một lần nữa trở thành con sói đơn độc, nhưng lần này vì những lý do sai lầm khi anh ta ngoan cố không thừa nhận sự nhập khẩu của lý thuyết lượng tử, trước sự thất vọng của các đồng nghiệp và sự chế nhạo của những người chỉ trích anh ta.
Ông vẫn kiên định với niềm tin của mình rằng vũ trụ yêu thích sự đơn giản và vẻ đẹp, rằng Chúa không chơi trò xúc xắc với vũ trụ. Điều mà Bohr nói lại nổi tiếng: Einstein, đừng nói với Chúa phải làm gì!” – Quintin Zimmermann (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
4. Tế Bào Gốc: Khám Phá Cùng Nhà Khoa Học (Paull Knoepfer)
Cuốn sách giúp cho bạn đọc có một cái nhìn bao quát đối với tế bào gốc từ lịch sử phát minh, đến cấu trúc tế bào, cơ chế phân tử, đến bộ gene và di truyền ngoài bộ gene (di truyền ngoại mã).
Điều đặc biệt ấn tượng là tất cả những kiến thức cơ bản này được diễn giải thật dễ hiểu bằng ngôn ngữ phổ thông, chứ không hàn lâm như trong giới nghiên cứu. Để chuyển tải các khái niệm trừu tượng khó hiểu của thế giới sinh học vi mô đến với người đọc, tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh tương đồng rất tài tình đến nỗi những người có kiến thức trong lĩnh vực, còn thấy hết sức độc đáo thú vị.
Ví dụ: để diễn tả độ phân tán và mất kiểm soát của tế bào gốc khi được đưa vào cơ thể bệnh nhân, tác giả so sánh với hình ảnh hàng triệu con cá hồi bơi vào đại dương mênh mông. Giống như cá hồi, những tế bào gốc đi đâu về đâu trong cơ thể con người, hiện nay chúng ta chưa biết hết được. Còn tệ hơn cả cá hồi, vốn luôn “biết” đường để quay về đúng vị trí chúng đã được sinh ra để thực hiện quá trình sinh sản rồi chết đi, tế bào gốc thì không. Vì vậy, một khi chúng gây tác dụng không mong muốn, thì chúng ta “lực bất tòng tâm”. Cả hai mặt triển vọng và nguy cơ của các liệu pháp tế bào gốc đều được tác giả trình bày và phân tích với nhiều bằng chứng khoa học xác đáng.
“Cuốn sách là cái nhìn tổng quát về các vấn đề liên quan đến tế bào gốc (TBG), bao gồm cả các vấn đề về đạo đức, triển vọng và hiệu quả của công nghệ. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đang bị truyền thông và tin đồn thổi căng tác dụng của quả bóng TBG, với những vọng tưởng về khả năng chữa bệnh hay tác dụng cải lão hoàn đồng của TBG. Không thể phủ nhận, đây là công nghệ của tương lai, chúng ta có quyền hy vọng vào một phép màu mang tên Tế bào gốc.” (Hương Bee – Tiki – 2021)
“Chúng ta đều biết cơ thể được cấu tạo từ các hệ cơ quan, bào quan và đơn vị cấu tạo cơ bản nhất là tế bào. Tế bào tạo ra cơ thể, điều khiển các hoạt động sống của con người. Cuốn sách là một cuốn sách quý,diễn giải một cách phổ thông nhất những khái niệm liên quan đến tế bào gốc khiến người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Ngày nay, khi biết được tế bào gốc chúng ta có những cách chữa trị bằng tế bào gốc thay cho những cách truyền thống và khó chữa trị. Cuốn sách này đưa đến cái nhìn cơ bản về gene, nguồn gốc, chức năng của chúng từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Biết một số cách chữa bệnh. Tóm lại, cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu bổ ích khiến chúng ta có cách thay đổi để chất lượng cuộc sống trở nên tốt hơn.” (Wind – Fahasa – 2018)
“Một cuốn sách của một nhà nghiên cứu có tâm và có tầm. Ông đã đưa tri thức về tế bào gốc đến với mọi đối tượng độc giả. Thú vị hơn là ông bóc trần mọi trò lừa bịp của các trung tâm điều trị bằng tế bào gốc, bất chấp có bị đe dọa đi chăng nữa.
Một kẻ ngoại đạo như mình thì không đọc quyển này để hiểu thêm biết thêm chứ cũng chả rõ như thế nào để mà tranh luận với tác giả. Nhưng mà mình cũng học được những điều quý giá từ quyển sách lắm lắm, đó là phải học cách nghi vấn trước mọi câu chào quảng cáo, những khẳng định càng tuyệt đối càng đáng nghi. Chỉ có những trung tâm, những bài nghiên cứu dám nếu ra những khuyết điểm, hạn chế của mình đáng để được mình tín nhiệm.
Tế bào gốc có thể sẽ là một cuộc Cách mạng sinh học trong thời gian sắp tới khi mà nó đem lại những viễn cảnh không tưởng như trong phim vậy. Chữa khỏi được các loại ung thư, các căn bệnh thế kỉ như HIV, giúp các thí nghiệm khoa học bớt được gánh nặng phải dùng đến chuột hay người, hay thâm chí còn chế tạo ra thịt nhân tạo để chống đói :0. Nhưng lĩnh vực về tế bào gốc mới chỉ đang ở trong giai đoạn đầu và còn vô vàn khó khăn, cản trở, rủi ro: Mối lo về hệ miễn dịch, khả năng tạo khối u, ung thư, đột biến gene,… và hơn cả là vấn đề đạo đức của các “lương y”.
Điều mình thích ở cuốn sách này là giọng văn hóm hỉnh và giàu trí tưởng tượng. Và còn có cả những câu chuyện trích dẫn ra trong sách nữa chứ!!
Không phải lúc nào nó cũng tạo sự hấp dẫn, đặc biệt lại là với một quyển sách về một lĩnh vực đòi hỏi tính toán, thí nghiệm, kết luận như vậy. Nếu bạn có đọc nó thì ghi chép là cách tốt để nắm và nhớ thông tin.
(P.S:Ặc ặc, tốc độ đọc của mình cho một quyển 445 trang là gần 3 tuần nè. QUyết tâm nâng lên cuối năm không thì sắp bẹp rùi =))” – Thuỷ Nguyễn (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
5. GEN – Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại (Siddhartha Mukherjee)
GEN là một khái niệm trừu tượng, một thông điệp, một điều bí ẩn, một “bóng ma ẩn mình trong cỗ máy sinh học.”
Cuốn sách của Siddhartha Mukherjee là câu chuyện về sự sinh thành, phát triển, và tương lai của Gen – đơn vị cơ bản của di truyền, đơn vị cơ sở của tất cả thông tin sinh học, và là một trong những ý niệm có sức tác động nguy hiểm và lợi hại nhất trong lịch sử khoa học.
Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại được sắp xếp cả theo thứ tự niên đại lẫn chủ đề mà đường cong chính yếu là lịch sử. Mukherjee bắt đầu dẫn dắt từ khu vườn trồng đậu của Menden, trong một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi Gen được khám phá rồi nhanh chóng bị quên lãng. Được kể song song với câu chuyện này là học thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã mê hoặc các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người nuôi hy vọng thao túng di truyền học người để tăng tốc quá trình tiến hóa và giải phóng nhân loại. Ý niệm này leo thang đến tột đỉnh ghê rợn ở Đức thời Quốc xã vào những năm 1940 với những thí nghiệm dị hợm, mà đỉnh điểm là sự giam cầm, triệt sản cưỡng bức, gây chết êm dịu, và giết người hàng loạt.
Có những câu chuyện lồng trong mỗi câu chuyện, nhưng cuốn sách này còn là một câu chuyện rất cá nhân – một lịch sử riêng tư. Tác giả dẫn giải từ chính những bi kịch gia đình với một số thành viên của nhiều thế hệ mắc phải những bệnh trạng tâm thần khó hiểu, đây cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách, đặt ra những trăn trở về khả năng tiến xa đến đâu của loài người trong hành trình từ phòng thí nghiệm khoa học di truyền ra với thực tế.
“Vào năm 2001, lần đầu tiên tôi đọc được trên báo về việc hoàn tất công trình giải mã bộ gen, ở độ tuổi vừa hơn 10 tôi không tài nào hiểu được tầm quan trọng của việc đó, hiểu được bộ gen người để làm gì? Có ích gì không và chẳng phải đó là chuyện hiển nhiên? Cho đến khi tôi đọc được cuốn sách “Gen – lịch sử và tương lai của nhân loại” của tác giả Siddhartha Mukherjee tôi mới nhận ra để hiểu rõ tường tận bộ gen là chuyện không hề đơn giản. Như tên gọi, cuốn sách này được tác giả viết theo dòng thời gian từ năm 1865 đến nay về quá trình tìm hiểu, khám phá về gen cũng như những triển vọng sau này. Nhưng đây không đơn thuần là một cuốn sách nghiên cứu mà còn là sự chia sẻ về phả hệ trong gia đình có nhiều người mắc bệnh tâm thần với những mức độ khác nhau. Với quyết tâm làm rõ những ưu tư, trăn trở về vấn đề di truyền của gia đình tác giả đã hoàn thành cuốn sách này. Để hiểu được nội dung cuốn sách này không cần bạn phải học đại học chuyên ngành vì các kiến thức cơ bản của bộ môn Sinh học trong chương trình phổ thông cũng đủ rồi. Quan trọng là bạn đủ đam mê và dám tò mò để khám phá những câu chuyện xung quanh khái niệm gen, những vùng trời mà sách giáo khoa không kể cho bạn nghe. Để đi cùng tác giả 700 trang với thể loại nghiên cứu, khám phá chắc không phải là lựa chọn dễ dàng cho đa số. Một cuốn sách không phải cho đa số chẳng phải thêm một lý do để đáng đọc hơn sao?” ( Xuân – Fahasa – 2020)
“Vì vốn là một người theo học chuyên sinh, nên mình đã rất háo hức khi quyển này được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Khỏi phải nói mình đã rất hâm mộ bản Anh của quyển này, nhưng vẫn luôn ao ước có một quyển sách bản Việt trên tay, nay nó đã thành sự thật. Thật sự mình đã đặt kì vọng rất nhiều vào quyển này, không để mình thất vọng, quyển sách có một lời dịch mượt mà, giữa nguyên được văn phong, cách kể chuyện rất riêng của tác giả trong bản Anh của tác giả. Đến với cuốn sách này, ta sẽ được đọc về lịch sử gen, thứ tưởng chừng rất khô khan nhưng qua lời kể của tác giả, nó lại trở nên vô cùng gần gũi thân thuộc. Mình thật sự rất phấn khích khi thấy những điều Mendel đã nêu ra trước kia được chứng minh lại, nhưng cũng xót thương cho ông khi lúc còn sống không được người đời công nhận, để rồi những năm cuối đời phải từ sự nghiệp nghiên cứu của mình vì sức khỏe đã yếu đi. Gấp cuốn sách này lại, lòng mình ngổn ngang bao cảm xúc không tên, hiện tại đã là thời có thể mà con người ta có thể thay đổi gen người, tương lai của loài người sẽ ra sao khi có công nghệ này, không ai có thể biết chắc cả, nhưng mình nghĩ rằng, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, và chúng ta có quyền hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.” (Trang – Fahasa – 2019)
“Trong lịch sử di truyền học được viết đẹp đẽ, sống động này, Mukherjee nắm tay chúng tôi và đưa chúng tôi đi qua đại sảnh danh vọng của tất cả những người là lý do của sinh học hiện đại khi chúng tôi nghiên cứu nó ngày nay. Những mô tả đẹp như tranh vẽ của anh ấy làm cho cuốn sách trở nên thú vị khi đọc.
Bắt đầu với Mendel và kết thúc với nghiên cứu tế bào gốc phôi và hơn thế nữa; câu chuyện hấp dẫn về nghiên cứu di truyền được đưa ra trong cuốn sách. Có những câu chuyện cuộc đời của nhiều nhà khoa học đặc biệt. Thật không may, nhiều ví dụ về khoa học tồi và các nhà khoa học giả cũng có thể được tìm thấy. Tôi đặc biệt vui mừng rằng Rosalind Franklin (người đã chết ở tuổi 36 do ung thư buồng trứng; rất có thể là do tiếp xúc với Xray từ các thí nghiệm của cô ấy) và công việc của cô ấy (nếu không có cấu trúc DNA sẽ không được hiểu) có tầm quan trọng và được thừa nhận trong việc này sách.
Sinh viên y học, sinh học và các lĩnh vực liên quan cũng như bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và tương lai của khoa học sẽ thích thú và học hỏi được nhiều điều từ The Gene.” – Ayse (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
Kim Huyền