5 cuốn sách hay về Sài Gòn

1. Sài Gòn Khâu Lại Mảnh Thời Gian (Lê Văn Nghĩa)

Quyển sách tập hợp những bài viết ngắn nhìn lại Sài Gòn ngày hôm qua, không phải bằng cặp mắt của nhà nghiên cứu mà của một người tha thiết yêu Sài Gòn, gắn bó với mảnh đất này từ bé và kể lại các câu chuyện thông qua những mảnh kỷ niệm; đó có thể là những câu chuyện hết sức sống động về chuyện ăn, uống, giải trí, thói quen sinh hoạt… cho đến những nhận định sâu sắc hơn về lịch sử, dấu tích cha ông trên một vùng đô thị đang hiện đại hóa từng ngày.

“Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian”, như tên gọi, là tổng hợp những ghi chép của tác giả về Sài Gòn những ngày xưa cũ. Không khó để nhận ra rằng tác giả Lê Văn Nghĩa đã lục lọi trong trí nhớ của ông hình ảnh thành phố Sài Gòn năm xưa để làm tư liệu viết nên quyển sách này, bởi tôi có thể cảm nhận được sự hoài niệm và nỗi nhớ thương da diết từ trong từng tứ văn. Đây là điểm sáng của quyển sách, một quyển sách đánh nhiều vào ký ức và tính hình ảnh hơn là tính lịch sử, văn chương…” (lkhm – Goodreads)

 “Để tìm ra các tác phẩm kinh điển nói về tình yêu Hà Nội thì nhiều vô số kể, nhưng khi thử tìm các tác phẩm hay thể hiện tình yêu về Sài Gòn thì có thể đếm trên đầu ngón tay. Và các cuốn hồi ký của bác Lê Văn Nghĩa chưa bao giờ làm mình thất vọng, càng đọc thì tình yêu của mình với thành phố mình đã học tập và làm việc 5 năm ròng rã. Bác Nghĩa phụ trách mảng Tuổi Trẻ Cười của báo tuổi trẻ, nên dĩ nhiên văn phong của bác lúc nào cũng trào phúng cả, khá là hợp với cái thằng lúc nào cũng thích cười cợt châm biếm cuộc đời như mình.” (Thảo Điền – Goodreads)

“Cuốn sách là nhiều mẩu chuyện đan xen vao nhau để “khâu lại mảnh thời gian” của Sài Gòn xưa (đa số là trong những năm 1960-1980) – Sài Gòn trong tuổi thơ của tác giả. Có một chút ngậm ngùi khi tác giả nói “tôi đang moi ký ức để sống và sống bằng ký ức” (và càng buồn hơn khi bác Lê Văn Nghĩa vừa qua đời vào năm ngoái), nhưng cuốn sách đã cho thấy đó là những ký ức rất đẹp và đầy tính hoài niệm, kể cả đối với người đọc trẻ như mình. Xen lẫn những câu truyện về quá khứ là những so sánh về hiện tại, kèm theo đó là một chút sự châm biếm, tiếc nuối, và có cả sự tự hào khi thành phố luôn chuyển mình theo thời gian. Cuốn sách cũng có rất nhiều thông tin thú vị và bổ ích về văn hóa, ẩm thực, và lịch sử của Sài Gòn xưa, và khiến dân Sài Gòn như mình hiểu và trân trọng hơn về những tòa nhả, ngôn ngữ, và di sản ở nơi đây. Một cuốn sách đầy sự hoài niệm và thú vị.” – Thinh Nguyen (Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây

01-sai-gon-khau-lai-manh-thoi-gian-min
Ảnh: giaibaisgk.com

2. Sài Gòn Năm Xưa (Vương Hồng Sển)

Bởi thấy tôi là người trong Nam, đầu pha hai thứ tóc, làm việc trong một cơ quan chuyên môn, thêm có tánh ham chơi cổ ngoạn, tom góp giấy má cũ đầy nhà, rồi tiếng đồn truyền ra: tôi sành sỏi chuyện xưa, tôi giỏi kê cứu điển cố, báo hại phần đông văn hữu Bắc và Trung, ông nào quen một đôi lần, gặp nhau, hết năm ba câu lấy lệ, làm gì cũng hỏi vặn tôi về: “gốc tích hai chữ “SÀI GÒN”

Nói ư? – Chỉ bày cái dốt của mình ra!

Nín ư? – Người cười, càng thêm khó chịu!

Thôi thì còn một cách: ôm mớ tài liệu thâu thập bấy lâu – dù hay dù dở, dù chưa bằng bụng, mình biết lấy mình – bày hết, trình hết ra đây, mặc tình các vị xa gần tùy thích lựa chọn: “tóc tơ cặn kẽ đuôi đầu”, dù chẳng làm nên cái bánh ngon, cũng được tiếng là không xấu bụng!

“Sách được gói cẩn thận, đây là một cuốn sách rất bổ ích và cần thiết cho những người yêu mến thành phố 321 năm tuổi, đầy đủ mọi thông tin cần thiết về Sài Gòn xưa.” (Khoa Nguyễn – Tiki)

“Có thể đã đọc qua nhiều quyển sách, nhiều tài liệu về vùng đất Nam bộ, nhưng quyển sách này đã giúp tôi hiểu nhiều hơn về vùng đồng bằng sông Cửu Long mênh mông này! Củ co, Mặc nưa, lúa ma là gì các bạn biết ko? Hãy mua và đọc ngay quyển sách này nhé!” (Hoài Nam – Tiki)

“5 sao vì tinh thần của tác phẩm. Về nội dung thì không hẳn là có cái gì đó quá cao siêu hay học thuật, mang tính chất đột phá. Nhưng với người thích đọc để hiểu thêm về một Sài Gòn của quá khứ, không chỉ qua các sự kiện khô cứng, mà còn qua những số phận con người cụ thể, qua những biên khảo sưu tầm, qua những câu chuyện trà dư tửu hậu về những nhân vật có số có má thời ấy, thì đây là một quyển sách không thể bỏ qua.

Thích cái tinh thần của tác phẩm, ở chỗ mộc mạc giản dị, khiêm tốn chân thành. Thể hiện rõ nhất ở lời mở đầu của quyển sách. Thích những câu chuyện của chính tác giả trong những năm làm nghề ở Bảo tàng, từ chuyện tới thăm nhà một quý phu nhơn được cho dẫn đi từ nhà bếp đến nhà khách đến trên lầu để chiêm ngưỡng hết kiệt tác, đến chuyện ngôi mộ của Huỳnh Công Lý bị người đời sau phóng uế, đến chuyện Quách Đàm một nhà thông hiệp mà khi chết cũng một nấm mộ hoang tàn. Thiên hạ biến chuyển, vật đổi sao dời thấy được rõ ràng qua những câu chuyện kể, qua lời cảm thán “Ô hô” của cụ Vương. Thích cái khí khái hiên ngang khi nói về tinh thần dân tộc, cái lòng tha thiết với những di sản, cổ tích của Sài Gòn, và cả văn phong thời cổ theo kiểu: “eo xách”, “phu nhơn”, và nhiều chữ khác. Đọc lên thấy được cái chân chất dễ thương mà hào sảng của người miền Nam.

Đọc sách Sài Gòn xưa mà thấy yêu thêm mến thêm miền đất mình đang sống. Đến nỗi khi đi qua đoạn đường Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Đình Chiểu, ngày xưa là thành Gia Định, chợt nghĩ dưới mảnh đất này ngày xưa là đền đài thành quách, ngày xưa ở đây từ trữ kho gạo cho mấy nghìn người ăn trong cả năm, ngày xưa biết bao người đã đổ máu hy sinh để bảo vệ mảnh đất của họ, hay bảo vệ cái nghĩa mà họ tin theo, hay chỉ vì bị vạ oan mà bị bắt đem chôn ở đồng mả ngụy. Bỗng dưng thấy kết nối với những người đã sống và đã chết, những người lịch sử không bao giờ ghi tên, những phận người vô danh làm nên Sài Gòn của hiện tại.

Một quyển sách giúp một đứa mất gốc như mình hiểu thêm về nguồn cội.

Đọc mà thêm thương cụ Vương Hồng Sển, sống một đời giản dị, góp nhặt sưu tầm những câu chuyện lịch sử để dành kể lại cho hậu thế. Đến cuối đời vẫn phải chật vật vì miếng ăn, bị chánh phủ cắt xén lương hưu trừ mất phần ăn cho con cháu, bức xúc đến nỗi phải viết tâm thư gửi lên tới “trển”. Viết xong cũng không đành lòng với mình, bèn bảo tôi kể như vậy để người sau không bị như vậy nữa, chứ tôi không cần phải được đền bù gì cả. Thương cho thân phận của một người trí thức.” – Rosie Nguyễn (Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây

02-sai-gon-nam-xua-min
Ảnh: reviewsach.club

3. Sài Gòn Tạp Pín Lù (Vương Hồng Sển)

Nói như tác giả (VHS), Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trễ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.

Đã lâu lắm chúng ta mới được thưởng thức một bữa Tạp pín lù đặc biệt. Nói là đặc biệt bởi vì người nấu và dọn cho chúng ta bữa ăn này là nhà văn, nhà học giả kiêm nhà chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển lão thành.

Sài Gòn tuy không có một quá khứ “nghìn năm văn vật” như Hà Nội, Huế; nhưng nơi đây lại có những “nam thanh nữ tú”, nhứt là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời.

“Phong cách viết của Vương Hồng Sển là đọc, nói sao thì viết ra như thế, nên có thể nói mọi cuốn sách, di cảo, hay hồi ký đều ở dạng “Tạp pín lù”, tức là lộn xộn, nhắc đến đủ thứ chuyện liên quan gần với những chủ đề ông muốn nói. Vì thế, đọc rất thú vị nhưng để nhớ những gì ông viết phái rất chú tâm và hệ thống. Cùng với những trải nghiệm sống động qua năm tháng chiến tranh, thời bình, những ghi chép của ông thật giá trị để gợi nhắc mọi ngóc ngách của quá khứ bổ sung và tô điểm cho những chi tiết lịch sử biên biên.” (Nguyễn Kim Tuyền – Tiki)

“Mình mua sách này cho một người bạn, nhưng cuốn sách hấp dẫn khiến mình không thể không đọc qua. Sách đóng bìa cứng, nhan đề và tên tác giả được in bóng màu đỏ với bìa sách hình chợ Bến Thành khi thành phố vẫn mang tên Sài Gòn. Cụ Vương Hồng Sển quả là một học giả uyên bác, tinh tế và hết lòng yêu Sài Gòn mới có được những quan sát tỉ mỉ, giàu cảm xúc và tái hiện lịch sử Sài Gòn sinh động qua các khía cạnh con người, văn minh, ẩm thực, xen kẽ với những nhận xét, cảm nghĩ của cá nhân cụ. Tác phẩm sử dụng nhiều từ địa phương nên đôi chỗ hơi lạ lẫm.Nhưng muốn biết thêm về Sài Gòn thì đừng ngần ngại mà mua ngay cuốn sách này.” (0511 – Tiki)

“Tạp pín lù là món lẩu của người Hoa, gồm nhiều nguyên liệu trộn vào. Cuốn sách này của ông Vương Hồng Sển cũng là món lẩu thập cẩm, với nhiều câu chuyện góp nhặt, giúp tái hiện lại không gian Sài Gòn xưa.

Chủ đạo trong sách là câu chuyện về 2 người đẹp V.A và cô Ba Trà, họ có nhan sắc nghiêng nước nghiêng trời, nhưng số phận đẩy họ hết vào bi kịch này tới bi kịch khác.

Họ được các công tử, điền chủ, bác sỹ, thương gia Hoa kiều cung phụng biết bao tiền bạc, nhưng đều đốt hết vào bài bạc.

Trong sách cũng nhấn mạnh rằng nhờ những cô gái như họ mà tiền mới chui ra khỏi túi những anh nhà giàu, và chui vào túi người nghèo như anh lái xe, chị nấu bếp. Chứ tiền cứ bo bo trong túi những anh này thì dân đen làm sao khá lên được!

Đẹp như cô Ba Trà, tới lúc mỏi gối chồn chân, muốn tìm 1 tấm chồng để gửi gắm mà đành ngậm ngùi:

Buổi chợ đông, con cá hồng em chê lạt.
Tan chợ rồi, con tép bạc em khen ngon.” – Don Thai (Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây

03-sai-gon-tap-pin-lu-min
Ảnh: tiki.vn

4. Sài Gòn – Thị Thành Hoang Dại (Khải Đơn)

Sài Gòn – Thị thành hoang dại là quyển sách viết về Sài Gòn, về những người nhập cư đã rời xa quê hương để đi tìm một “miền đất hứa”. Họ thắp lửa trong tim, mang vào thành phố. Có người tìm thấy tổ ấm, tình yêu và sức mạnh của mình giữa Sài Gòn. Nhưng cũng có người đã gục ngã, tổn thương và đánh mất chính mình.

Tập tản văn Sài Gòn – Thị thành hoang dại của Khải Đơn là được chia thành 4 phần: Thị thành hoang dại, Sài Gòn – tại sao để yêu, Chợ giấc mơ, kỷ niệm đóng đinh vào phố.

“Tác giả ghi lại từng mẩu chuyện nhỏ dung dị của Sài Gòn, thành phố như ôm trọn con người trong lòng nó, Sài Gòn là nơi vẽ ước mơ cho những kẻ mộng mị đang nuôi một ước mơ, ai cũng như vậy từ cô bán hàng nước, chú xe ôm, đứa trẻ,…” (Võ Phan Phương Dĩnh – Tiki)

“Đây là một quyển sách hay, nói về những cảm nghĩ và những câu chuyện của chính tác giả ở chốn thị thành. Tuy nhiên đây cũng là một quyển sách khá khó hiểu sẽ không phù hợp với các bạn học sinh có suy nghĩ đơn giản. Có những đoạn đòi hỏi người đọc cần phải đọc nhiều lần thì mới hiểu được sâu hàm ý của tác giả. Đây sẽ là một món ăn tinh thần lí tưởng cho các bạn đọc giả cô đơn vào những buổi tối mưa bay. Nhìn chung thì đây là một quyển sách đáng đọc.” (Ngô Thị Mỹ An – Tiki)

“Rất đời, rất thị thành, rất “bụi”.
Một quyển sách xoay quanh khá nhiều câu chuyện từ những người, những vấn đề, những chủ đề khác nhau nơi đất Sài Gòn. Hãy đọc nếu bạn muốn ngắm nhìn Sài Gòn một cách “trần trụi” hơn, thực tế hơn, nhưng vẫn giữ nguyên cái đẹp lạ, đẹp đúng cái cách Sài Gòn hoang dại.
Lời văn, văn phong của tác giả cho mình cảm giác rất thân quen. Như đang nghe 1 người bạn, người chị/anh tâm sự, kể cho mình nghe những câu chuyện dí dỏm, giản đơn, sâu lắng và đôi khi chúng còn khiến mình chạnh lòng đi vài “chút”.” – Ngọc Tỷ (Goodreads)

“Sách cực kì hay, vẽ lại được khung cảnh Sài Gòn qua góc nhìn của người dân nhập cư, nói lên được cái tính, cái tình con người của thành phố thân thương này. Đây là quyển sách đưa mình vào con đường đọc sách. Cảm ơn Khải Đơn rất nhiều” – Hữu Minh (Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây

04-sai-gon-thi-thanh-hoang-dai-min
Ảnh: revelogue.com

5. Không Gian Gia Vị Sài Gòn (Trần Tiến Dũng)

Không gian gia vị Sài Gòn là tập tùy bút thứ hai của tác giả Trần Tiến Dũng sau tập Món ngon và gia vị cảm xúc. Hàng ngày ở Sài Gòn và miền Nam, khi đứng trước tổng hòa các mùi hương của đời sống đang từng giây, từng phút hiện hữu trong không gian, tác giả luôn cảm nhận thấy mình đang thụ hưởng một đặc ân được bao bọc, hàm dưỡng trong nguồn hương Sài Gòn với toàn bộ sự phong phú vô ngần của nền văn hóa ẩm thực đa bản sắc, đa dân tộc vừa lâu đời vừa luôn luôn mới mẻ.

“Mình thích ẩm thực nên đặt mua quyển này. Và tác giả đã không làm mình thất vọng. Một không gian Sài Gòn nói riêng và cả miền Tây nói chung đã được tái hiện một cách nhẹ nhàng nhưng đầy tâm tình thông qua nỗi nhớ của bác Trần Tiến Dũng. Cảm thấy tâm hồn thật nhẹ nhàng sau khi đọc tác phẩm này?” (Nguyễn Anh – Tiki)

“Ấn tượng bởi chữ Sài Gòn và bức hình, một chú bán vé số ngồi chéo chân đang thưởng thức ly cà phê. Mình không phải là 1 người sành ăn, chỉ thích ăn những món truyền thông nhưng qua lời văn của chú Tiến Dũng đã giúp hình hiểu gõ hơn cái vẻ đẹp mộc mạc của Sài Gòn và câu chuyện cuối sách về chị O nó mang cho mình một cảm giác lạ, một cô gái có lòng yêu những con vịt bị tật nguyền sao mà ra đi sớm thế.. Một cuốn sách không quá dày với những thứ mộc mạc sẽ cho bạn nhìn lại cuộc sống một cách chậm rãi hơn.” (Luong Ngoc Trang – Tiki)

“Yêu Sài Gòn, đặc biệt là hương vụ món ăn, nên tôi đọc quyển này. Thưởng thức và chiêm nghiệm về nét Sài Gòn trong hương vị, có cũ, có mới và có tự hào.
Trong từng chương sách, tác giả đề cập về chuyện ăn, chuyện uống và đôi nét xưa cũ của văn hoá bình dân len lỏi vào từng hương vị, không gian, và cách sống của con người.
Sơ qua như điểm mặt từng món, từng món đã thành nhịp thở của sài gòn và dân nam bộ. Tuy nhiên, chương cuối là một dư vị về cảm xúc mãnh liệt, nó ám ảnh tôi, vì tôi cũng như thế. Nhắc nhớ về tình người, nhắc nhớ về tuổi thơ…” – Tám Ghiền (Goodreads)

“Đây là cuốn thứ 2, sau “Món ngon và gia vị cảm xúc” cũng được tác giả khai thác từ lập trường, ẩm thực là hành trình tuỳ trải nghiệm của mỗi người, nhưng không gian văn hoá trong món ăn đó sẽ theo kí ức mà tồn tại cùng tháng năm. Nhiều khi ta gia giảm cảm xúc vào món ăn mà tình cờ làm nên bao giai thoại. Bánh mì Sài Gòn, cà phê Sài Gòn, hủ tiếu Sài Gòn là ví dụ.” – Yvonne Haag (Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây

Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây

05-khong-gian-gia-vi-sai-gon-min
Ảnh: tuoitre.vn

Thu Huyền

Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!