Danh sách
1. Búp sen xanh (Sơn Tùng)
“Búp Sen Xanh” là nơi tiểu thuyết và lịch sử đã gặp nhau và hoạ nên một giai đoạn trong cuộc đời người Cha già của dân tộc Việt Nam. Nơi ấy, có quê nhà xứ Nghệ, có làng Sen, có khung dệt của mẹ, có lời dạy của cha, có những người bạn và những kỷ niệm ấu thơ. Nơi ấy có xứ Huế mà trong cuộc sống nghèo khổ có trăn trở tuổi trẻ, về con người, về vận mệnh dân tộc, có mất mát và đau thương.
“Búp Sen Xanh” vượt ra ngoài những giới hạn của một tác phẩm thiếu nhi, có thể làm bất kỳ ai rung động đến rơi nước mắt trong đêm chia ly, khi người con từ biệt cha ra đi để tìm một con đường cho chính mình và cho dân tộc. Một phần cuộc đời, trọn vẹn lý tưởng và dấn thân Búp Sen Xanh không chỉ là câu chuyện về lãnh tụ mà còn là câu chuyện để làm người.
“Mình bị cuốn theo dòng cảm xúc của cuốn sách, biết rõ hơn về thời niên thiếu của Bác, nghẹn lòng biết về bà Hoàng Thị Loan thân sinh ra người… một cuốn sách tuyệt vời” – (Ly Ly – Tiki, 2022)
“Cuốn sách đã được đọc từ khi còn bé, giờ được đọc lại vẫn nguyên vẹn cảm xúc như đọc lần đầu. Rất đáng đọc” – (Vũ Huyền – Tiki, 2021)
“Cuốn sách yêu thích từ nhỏ, khâm phục Bác Hồ- vị anh hùng dân tộc” (Trang Trang – Tiki, 2021)
“Một tiểu thuyết huyền thoại, không thể không đọc về thời thơ ấu của Bác Hồ!
Thông tin cơ bản: Búp sen xanh là tiểu thuyết lịch sử được tái bản nhiều lần của nhà văn Sơn Tùng. Cuốn mình sở hữu là cuốn được tái bản lần cuối trước khi nhà văn từ trần năm 2021. Sách có khổ vừa, dày 360 trang. Sách có lời tựa của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và lời bạt của PGS Phan Ngọc.
Tóm tắt: Tiểu thuyết Búp sen xanh được chia làm 3 chương, lần lượt mô tả thời thơ ấu, niên thiếu, và tuổi hai mươi của Bác Hồ dưới các tên lần lượt là Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, và anh Ba. Mỗi chương lại được chia làm các câu chuyện ngắn về những con người, sự kiện, giai thoại xoay quanh Bác, chủ yếu là giả tưởng dựa trên các chi tiết có thật được ghi lại trong sử sách. Cụ thể, thời thơ ấu ở Nghệ An kể về sự ra đời của Nguyễn Sinh Côn, về con đường thi cử của cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc, và quá trình học tập vượt trội của cậu. Thời niên thiếu tập trung vào quãng thời gian Nguyễn Tất Thành theo cha ra kinh đô Huế, theo học trường Quốc tử giám, và trốn khủng bố vào Phan Thiết làm thầy giáo tiếng Quốc Ngữ ở trường Dục Thanh. Thời đôi mươi mô tả quãng thời gian làm cu li ở bến Nhà Rồng và tìm đường ra đi cứu nước của anh Ba.
Cảm nhận cá nhân: Đây là lần thứ 2 mình đọc cuốn tiểu thuyết này, sau có lẽ hơn 20 năm cuộc đời. Cảm nhận lần đọc trước đã mờ nhạt đi nhiều, nhưng cảm xúc thì vẫn gần y như vậy. Lần đọc này mình có thể bàn luận thoả mái với mẹ, người đã dành cả thời thanh xuân đọc đi đọc lại cuốn sách này từ những lần xuất bản đầu tiên.
Cảm nhận chung về tác phẩm thì mặc dù đây là một tiểu thuyết hơi có hướng kí, tức các sự kiện, con số, con người được nhắc đến một cách rất chính xác, thì nó vẫn là một tác phẩm cực kì xúc động. Xúc động vì quãng thời gian thơ ấu chật vật vì mồ côi mẹ của cậu Nguyễn Sinh Côn, xúc động vì sự tủi nhục mà nhân dân ta phải chịu dưới ách nô lệ thực dân dưới góc nhìn của cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành, xúc động vì sự quên mình vì đại nghiệp, quyết tâm đi nước ngoài của anh Ba,… Tiểu thuyết cũng giải thích phần nào cho cuộc đời cống hiến của Bác, khi mà ngoài tư chất thông minh, Bác đã được lĩnh hội ý tưởng giải phóng dân tộc từ khi còn rất nhỏ khi được tiếp xúc với những sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, vốn là bạn tâm giao của cha. Một điểm đặc biệt nho nhỏ khác mà lần đọc này mình mới nhận ra là tiểu thuyết có ghi khá nhiều những câu vè, câu đối, câu hát,… mà không chỉ hay, hợp hoàn cảnh, mà còn ghi lại những ý chí, mong muốn của người dân thời bấy giờ.
Một điểm cần lưu ý, đặc biệt là khi người đọc là người lớn, đó là có một số chi tiết nhỏ trong truyện hơi bị bi kịch hoá hoặc không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Ví dụ như chi tiết Nguyễn Sinh Côn nói hỗn với anh trai, bị cha mắng, rồi xin lỗi anh, mà anh trai cũng “rơm rớm nước mắt”. Hay như bữa ăn thanh đạm của thầy giáo Thành lại bao gồm “đĩa cá kho, tôm rim mặn với thịt với bát canh rau.” Đây là những chi tiết nhỏ, và chắc chắn khi cho trẻ em đọc sẽ có cảm nhận khác hẳn.
Đề cử: Tác phẩm này phù hợp với các em thiếu nhi nhất, dù mình nghĩ ai ở độ tuổi nào cũng vẫn nên đọc.
Đánh giá cá nhân: 4.0/5.0″ – Bất (Goodreads)
“Cảm ơn mẹ và bà ngoại đã cho con một tuổi thơ đẹp. Cuốn sách xứng đáng để ấp gối đầu cho những đứa trẻ còn đang cắp sách đến trường. Bỏ qua những tranh luận , cuốn sách như bức màn gói gọn lại tuổi thơ của Bác, vẽ nên hình ảnh dễ mến, gần gũi, thân thương không nhuốm màu chính trị. Càng lớn mình càng nhận ra, những nhà văn bỏ qua được quan điểm cá nhân, rời xa cái tôi mạnh mẽ để viết nên những tác phẩm cho trẻ thơ thật sự đáng để ca ngợi.” – Thuy Hạnh Nguyen (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
2. Hồ Chí Minh – hành trình 79 mùa xuân (Đỗ Hoàng Linh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh Nhà nước Việt Nam mới, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, cho hạnh phúc của nhân dân. Cuộc đời và sự nghiệp vinh quang của Người là “một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc”, đã “góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Người đã được UNESCO tôn vinh là: Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 43 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và cũng để thiết thực hưởng ứng cuộc vận động của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, cuốn sách: “Hồ Chí Minh – Hành Trình 79 Mùa Xuân (1890-1969)” phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là khuyến khích thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của nước nhà, làm theo tấm gương Bác Hồ, có ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến, làm chủ cuộc sống, trung với nước, hiếu với dân.
“Đặc trưng cơ bản nhất của nhà văn hóa tương lai, nhà văn hóa kiểu Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước hết là ở sự thâu thái trí thức của nhân loại để tạo cho mình một trình độ văn hóa vượt ra khỏi phạm vi văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực, vươn tới văn hóa thế giới và hiện đại, mặc dù vẫn lấy văn hóa dân tộc làm cội nguồn” – Gs. Nguyễn Đình Chú
“Không phải là người quá am hiểu lịch sử nước nhà, nhưng qua quyển sách này, tôi biết thêm được đoạn đường, cuộc sống mà Người đã trải qua, đúng là 79 mùa xuân, có gian khổ bao nhiêu thì càng quý giá bấy nhiêu. Giai đoạn khó khăn nhất của Người, là những năm tháng trong lao ngục, càng đọc, càng yêu thương và kính trọng người thêm vạn phần. Rồi đọc đến lúc Người hấp hối, chỉ muốn nghe một khúc dân ca, tôi không cầm được nước mắt, chỉ đáng tiếc, di chúc của Người còn đó, nhưng vẫn chưa thực hiện được, nếu có thể, tôi hi vọng những lời Người để lại sẽ đc hoàn thành.” (Vio Nguyen – Tiki, 2015)
“Trong cuốn sách này ta thấy hình ảnh bác Hồ hiện lên đẹp đẽ trong mắt quần chúng. Bởi, không chỉ có lời nói của tác giả Đỗ Hoàng Linh, mà còn nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo khác cũng nói về bác Hồ trong cuốn sách này. Rất nhiều giai thoại về bác Hồ, có những cái lạ, có những cái quen. Tuy vậy, tuổi thơ của bác Hồ vẫn hơi ít đề cập, và hành trình bôn ba nước ngoài của Bác chỉ thấy đa số là hành động chính trị, trong khi mình nghĩ cuộc sống nơi nước ngoài của Bác phong phú hơn thế. Sách dày, nhưng vì in trên giấy trắng nên cầm nặng. Sách có trang trí một bông sen nhỏ cách điệu nên thấy đậm chất Việt Nam và đậm chất thanh cao của Bác. Ở cuối sách, ta còn được thấy những văn bản tuyệt mật với phông chữ cổ xưa, và cả bút tích, di chúc của bác Hồ nữa (bật mí là bác gạch xóa nhiều nên hơi khó đọc đấy). Giá như sách in trên chất liệu giấy xốp màu ngà thì bút tích của bác sẽ gần gũi hơn, tại thời xưa giấy viết màu nâu sậm mà, đâu có trắng như bây giờ.” (Nguyễn Hải Yến – Tiki, 2014)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
3. Di sản Hồ Chí Minh – chúng tôi học làm ngoại giao với Bác Hồ (Mai Văn Bộ)
Tác giả là thế hệ cán bộ ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam. Thông qua các dịp được tiếp xúc với Bác Hồ, tác giả đã viết ra 14 câu chuyện nhỏ kể lại những bài học tâm đắc của mình trong quá trình học làm ngoại giao với Bác Hồ.
“Đối với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Nhưng riêng đối với chúng tôi, thế hệ cán bộ ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xuất thân từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ còn là một bậc thầy uyên bác có một không hai.”
“Cuốn sách cầm tay ghi lại câu chuyện về những lần Bác Hồ nói chuyện với cán bộ ngoại giao, một cuốn sách giúp ta hiểu thêm về kiến thức uyên bác của Người.” (Trần Đức – Tiki, 2021)
“Những mẩu chuyện về công tác đối ngoại trong lịch sử rất thú vị, qua đó ta sẽ học được thêm những bài học mới!” (Huỳnh Nguyên Phát – Tiki, 2021)
“Rất hay và ý nghĩa, giao hàng đúng ngày. Nên đọc” (Mike Xuân – Tiki, 2022)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
4. Di sản Hồ chí Minh – Theo Bác đi chiến dịch (Ngọc Châu)
cuốn sách tập hợp những mẩu chuyện về Bác Hồ khi Bác tham gia chiến dịch biên giới. Bằng những tài liệu xác thực, đồng chí Ngọc Châu đã viết lại nhiều kỷ niệm mà chính bản thân hoặc đồng đội của tác giả trong những ngày sống và làm nhiệm vụ bảo vệ Bác.
“Đọc những câu chuyện về Bác để biết Người vĩ đại như thế nào” (Yen Như – Tiki, 2020)
“Nội dung cuốn sách rất đáng để đọc” (Trương Loan – Tiki, 2020)
“Nội dung khá hay” (Trần Tuấn Anh – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
5. Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh (Mai Văn Bộ)
Sách viết về con đường cứu nước của Bác Hồ từ năm 1911 – khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành lên chiếc tàu viễn dương Pháp đi về phương Tây. Đến nước Pháp, Bác thành lập Hội người Việt Nam yêu nước và thảo Yêu sách 8 điểm, xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Người đã tham gia và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Rời Paris sang Liên Xô, tham dự Đại hội 5 của Quốc tế Cộng sản, Bác đọc tham luận về vấn đề giải phóng dân tộc và thuộc địa và lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào năm 1945.
“Cuốn này mình thấy bìa khá đẹp, đọc để hiểu hơn về con đường Bác đã đi và hi vọng có thêm cho mình được những bài học. Mình sẽ edit lại khi cảm nhận xong cuốn sách.” (Mẫn Văn Quỳnh – Tiki, 2021)
“Sách hay, nội dung khoa học” (Nguyễn Bảo Long – Tiki, 2022)
“Nội dung khá ổn, chất lượng sách khá” (Nguyễn Hải Đăng – Tiki, 2021)
“Về nội dung, sách giúp mình biết thêm về con đường cứu nước của Bác.” – Đặng Phước Sang (Tiki)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo Link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Kim Đồng theo Link tại đây
Nguyễn Trang