Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán) “Tuổi thơ dữ dội” là một tác phẩm truyện dài bảy phần của nhà văn Phùng Quán. Truyện được khởi thảo bên bờ Hồ Tây năm 1968 và hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân.
Cuốn truyện miêu tả súc tích quá trình tham gia chiến đấu và hy sinh ở tuổi đời rất trẻ của hơn ba mươi thiếu niên, tập trung quanh bốn nhân vật tiêu biểu là Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen,… và một loạt các nhân vật khác như: Bồng da rắn, Vịnh sưa, Tư dát.
Cuốn truyện có hệ thống nhân vật khá giống “Những ngày khói lửa” và một vài truyện ngắn khác, khiến người đọc cảm giác là có nhiều tác phẩm khác nhau trong thời kỳ này cùng viết về một nhóm nhân vật có thật.
Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó và đã được dựng thành phim.
Danh sách
Sách được viết bởi tác giả Phùng Quán
Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV.
Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ Quân đội).
Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký “Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào” do Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những oan khuất phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm bằng hai bài thơ “Lời mẹ dặn” và “Chống tham ô lãng phí” (1957). Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi.
Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thường gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: “cá trộm, rượu chịu, văn chui”
Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ngoài văn xuôi, Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Hoa sen, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe…
Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà nội.
Năm 2007, Phùng Quán được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng cùng với Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.
Một số sách khác cùng tác giả
– Vượt Côn Đảo, Tiểu thuyết, 1955 – Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007
– Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo, Thơ, 1955 – Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007
– Thơ Phùng Quán, 1995
– Trăng hoàng cung, Tiểu thuyết thơ, Nxb Thanh Văn, USA 1993. Năm 2007, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản Trăng hoàng cung & Phùng Quán viết Trăng hoàng cung (tiểu thuyết tình 13 chương của Phùng Quán & Hồi ức của nhà văn Hà Khánh Linh) kể về những câu chuyện xung quanh thi phẩm này.
– Phùng Quán, Thơ, 2003
– Ba phút sự thật, Ký, 2006, tái bản bổ sung 2009
– Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào?, Hồi ký, 2007.
– Phùng Quán còn đây, Di cảo của Phùng Quán và Hồi ức của bạn bè, 2007
Tổng hợp review sách Tuổi thơ dữ dội
Review từ bạn H.anh – Fahasa, 8/2020
“Chiến tranh dữ dội đã đưa những đứa trẻ dù mới 10-15 tuổi vào nguy hiểm, hi sinh bản thân cho độc lập Tổ quốc. Mình rất ngưỡng mộ những cô cậu nhỏ tuổi ấy, đặc biệt là cậu thiếu niên Vịnh-sưa, là một đội trưởng kỷ luật, nghiêm chỉnh. Trong một lần đi lạc vào kho vũ khí của giặc, em đã dũng cảm làm cờ ra ám hiệu cho quân ta đánh vào. Khoảnh khắc đó cũng là lúc em bị bắn chết. Các bạn có hiểu được cái cảm giác mình bị hiểu lầm, mình không phải như vậy mà cứ bị người khác áp đặt là như vậy, rất là khó chịu oan ức đúng không. Đó là tình cảnh của cậu bé Mừng, em bị nghi là Việt gian, mẹ em trút hơi thở cuối cùng với cái suy nghĩ như vậy. Đến lúc hi sinh, em mới được làm sáng tỏ nhưng được giải oan một cách muộn màng…Cái kết cho số phận của các em thật khiến người ta phải đau lòng.”
Review từ bạn Khánh Vy – Fahasa, 11/2020
“Khép lại 742 trang sách của ông mà nước mắt lăn dài, rồi nấc lên thành tiếng. “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí” Trước khi chết đi, có lẽ điều mà người ta mong muốn nhất chính là mình được trong sạch, được minh oan, được rửa tội. Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, hoàn cảnh gia đình hết sức nghèo khó đã luyện cho Mừng một tinh thần gan dạ, ý chí kiên cường, tinh thần đồng đội cao cả và tình bạn đẹp giữa em và Quỳnh. Em đã chẳng ngại hiểm nguy để cứu Quỳnh. 13 tuổi, ngây thơ và vô cùng trong sáng, được cả chiến khu tin yêu, bỗng chốc cậu bị cả chiến khu nghi ngờ là Việt gian, thậm chí mẹ em còn không muốn gặp mặt trước khi mất. Cả thế giới của đã sụp đổ, em chỉ muốn có trái bom, trái mìn nào rơi trúng rồi chết quách cho xong. Ấy vậy mà trong lúc cấp bách nhất, cậu vẫn lập được chiến công cuối cùng trong cuộc đời mình, giết được rất nhiều tên giặc. Tuổi thơ dữ dội có Tư-dát, một cậu bé tưởng chừng như nhát gan, nhưng lại dam quẳng hết sách vở xuống sông Hương, nhảy lên tàu để theo Vệ Quốc Đoàn đi cứu nước. Tên là Tư-dát cậu lại làm rất được việc, luôn luôn có những sáng kiến tuyệt vời vào những lúc khó khăn nhất, và với cậu, có lẽ bạn bè đồng đội luôn là tất cả. “Phần muối của mình, Tư dát bỏ hết vào lòng bàn tay Đồng, cười nói: – Phần của tau, tau đền cho mi cái chỗ khuỷu tay bị tươm máu.” Tuổi thơ dữ dội là Vinh-sưa, chỉ mới mười mấy tuổi đầu nhưng đã tỏ ra là một chiến sĩ dũng cảm, chính trực, là một lãnh đạo tương lai. Cậu đã vượt lên sợ hãi, trèo lên mái nhà, lột cả bộ độ mình đang mặc để báo tính cho đồng đội kho vũ khí và đạn dược của giặc để rồi em hy sinh mà trên người không một mảnh vải che thân, vẫn đứng hiên ngang trên nóc tòa nhà. Sư hi sinh của em cũng được đáp trả, kho đạn dược và vũ khí của giặc bị san bằng.”
Review từ bạn Minh Minh – Fahasa, 08/2020
“Tuổi thơ dữ dội ” chứa đựng một câu chuyện đầy xúc động nhưng cũng rất vui tươi, hóm hỉnh của đội thiếu niên trinh sát. Mỗi một câu chuyện của họ, mỗi mỗi một khó khăn mà họ đã trải qua đều khiến cho người đọc thêm thấm thía và tự hào về những người cách mạng anh hùng. Cuốn sách như một câu chuyện cổ tích ngoài đời thực, vừa chân thực, xúc động; vừa li kì, hấp dẫn. Đội thiếu niên trinh sát trong quá trình chiến đấu với quân thù đã trải qua biết bao gian khổ: nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, rồi cả sự thiếu thốn về vật chất, thiếu cơm ăn, áo mặc rồi còn bị giặc đày đọa cả về tinh thần lẫn thể xác. Trên con đường cách mạng, không ít những chiến sĩ đã đổ máu, không ít những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, nhưng không phải vì thế mà họ chùn bước chấp nhận chịu thua. Những khó khăn dường như càng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của những anh hùng cách mạng chân chính. Mặc dù trong số họ, sau này có người hi sinh vì bom đạn của giặc, có người hi sinh vì bệnh tật, nhưng những chiến công, những kỉ niệm về một tuổi thơ dữ dội năm ấy của các thiếu niên trinh sát vẫn luôn in sâu trong lòng độc giả. “ Tuổi thơ dữ dội “ là một cuốn sách hay phù hợp với hầu hết các thế hệ. Cuốn sách vừa cung cấp cho ta kiến thức về cả lịch sử lẫn văn học; giúp ta khám phá được những khía cạnh khác nhau của những chiến sĩ cách mạng, của cuộc sống cách mạng năm nào. Cuốn sách sẽ giúp người đọc càng thêm thấm thía và tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc để từ đó suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong thời kì xây dựng đất nước. “ Tuổi thơ dữ dội “ chắc chắn sẽ không làm bạn đọc thất vọng; khiến bạn bồi hồi xúc động xen lẫn thương thương cảm tự hào. “ Đọc “ Tuổi thơ dữ dội “ chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào… Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những thế hệ tuổi thơ sắp ra đời.”
Review từ bạn Thu Cúc – Fahasa, 07/2020
“Món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho con người chính là tuổi thơ. Món quà ấy trong sáng, màu nhiệm và không bao giờ xuất hiện lần thứ hai trong đời. Có lẽ tuổi thơ của mỗi chúng ta đều gắn bó với trường lớp, với bạn bè, được bố mẹ đùm bọc, yêu thương. Nhưng tiếc thay có một thế hệ người Việt chưa bao giờ được nhận món quà ấy trong tay. Đó là những con người đã trải qua quãng thời gian đẹp nhất của đời người trong gian khổ cùng khói đạn và chiến tranh. Và Phùng Quán đã cho ra đời một cuốn sách viết về thế hệ đó cùng với một tuổi thơ hào hùng, đầy khí phách mang tên “ Tuổi thơ dữ dội”. “Tuổi thơ dữ dội” là một cuốn sách xoay quanh cuộc sống chiến đấu của những thiếu niên trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Cuốn sách là câu chuyện về cuộc đời kháng chiến của những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi tiêu biểu là các nhân vật Lượm, Mừng, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca, Tư dát, Châu sém, Vệ to đầu… Trong số họ, có người là con, người cháu của chiến sĩ cách mạng; có người xuất thân ở những gia đình nông dân bình thường; thậm chí còn có người là con của Việt gian. Nhưng ở họ có một điểm chung đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, muốn tham gia vào hàng ngũ cách mạng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Chỉ mới mười ba, mười bốn tuổi. Đáng ra ở độ tuổi này họ đang được cắp sách tới trường, được bố mẹ đùm bọc, chở che. Thế nhưng những thiếu niên trinh sát lại hiện lên một cách đầy tội nghiệp qua bút pháp tả thực của Phùng Quán. Ai cũng hiện lên với tấm thân toàn da bọc xương, nước da vàng do thiếu ăn, do sốt rét rừng hành hạ; quần áo rách tả tơi. Những Vệ Quốc Đoàn tuy nhỏ tuổi nhưng đã có những suy nghĩ và hành động vô cùng trưởng thành và táo bạo. Họ sẵn sàng từ biệt vòng tay gia đình để lao vào biển lửa súng đạn, sẵn sàng hi sinh thân mình vì một ngày mai đất nước được độc lập. Mỗi thiếu niên trinh sát đến với cách mạng trong từng hoàn cảnh khác nhau trong thời kì gian khó nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ cùng nhau đồng hành, cùng nhau viết lên một tuổi thơ dữ dội, viết lên những trang sử đầy tươi đẹp, vẻ vang cho đất nước. Trên con đường đấu tranh ấy, vui có, buồn có, gian khổ có mà hạnh phúc cũng có. Dường như lý tưởng sống, những niềm vui rất đỗi giản dị thường ngày làm họ quên đi sự thiếu thốn, khổ cực, quên đi mệt nhọc, quên đi đau đớn chỉ hướng về một mục tiêu duy nhất nhưng cũng cao cả nhất. Mỗi nhân vật trong đội thiếu niên trinh sát lại có những tài năng và phong thái riêng. Quỳnh sơn ca thì đam mê về âm nhạc, có năng khiếu ca hát . Lượm gan dạ, nhạy bén. Vịnh sưa thì gương mẫu, tận tụy nhất đội. Họ gắn bó bên nhau, quen thuộc với những đức tính của nhau; cùng nhau trưởng thành, trở thành tri âm tri kỉ. Phùng Quán đã mượn câu chuyện của những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi để truyền tải những nội dung, những thông điệp thiết thực nhất về đời sống cách mạng, về chiến tranh gian khổ, về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của dân tộc ta thời bấy giờ. “ Tuổi thơ dữ dội ” chứa đựng một câu chuyện đầy xúc động nhưng cũng rất vui tươi, hóm hỉnh của đội thiếu niên trinh sát. Mỗi một câu chuyện của họ, mỗi mỗi một khó khăn mà họ đã trải qua đều khiến cho người đọc thêm thấm thía và tự hào về những người cách mạng anh hùng. Cuốn sách như một câu chuyện cổ tích ngoài đời thực, vừa chân thực, xúc động; vừa li kì, hấp dẫn. Đội thiếu niên trinh sát trong quá trình chiến đấu với quân thù đã trải qua biết bao gian khổ: nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, rồi cả sự thiếu thốn về vật chất, thiếu cơm ăn, áo mặc rồi còn bị giặc đày đọa cả về tinh thần lẫn thể xác. Trên con đường cách mạng, không ít những chiến sĩ đã đổ máu, không ít những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, nhưng không phải vì thế mà họ chùn bước chấp nhận chịu thua. Những khó khăn dường như càng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của những anh hùng cách mạng chân chính. Mặc dù trong số họ, sau này có người hi sinh vì bom đạn của giặc, có người hi sinh vì bệnh tật, nhưng những chiến công, những kỉ niệm về một tuổi thơ dữ dội năm ấy của các thiếu niên trinh sát vẫn luôn in sâu trong lòng độc giả. “ Tuổi thơ dữ dội “ là một cuốn sách hay phù hợp với hầu hết các thế hệ. Cuốn sách vừa cung cấp cho ta kiến thức về cả lịch sử lẫn văn học; giúp ta khám phá được những khía cạnh khác nhau của những chiến sĩ cách mạng, của cuộc sống cách mạng năm nào. Cuốn sách sẽ giúp người đọc càng thêm thấm thía và tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc để từ đó suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong thời kì xây dựng đất nước. “ Tuổi thơ dữ dội “ chắc chắn sẽ không làm bạn đọc thất vọng; khiến bạn bồi hồi xúc động xen lẫn thương thương cảm tự hào. “ Đọc “ Tuổi thơ dữ dội “ chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào… Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những thế hệ tuổi thơ sắp ra đời.”
Review từ bạn Hung – Fahasa, 07/2020
“Những hành động anh hùng, những tình cảm cao cả, nhưng sự tích phi thường, là món ăn tinh thần tốt nhất để nuôi dưỡng tuổi thơ. ” Tuổi thơ tôi là những tháng ngày dài rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, cùng lũ bạn bày đủ trò nghịch ngợm phá phách. Cũng đắm chìm trong lời ru à ơi của bà, của mẹ; trong những bản dân ca, quan họ ngọt ngào của ông… Và đặt biệt là những buổi lặng im hiếm có, chăm chú cùng bố xem “ Cánh đồng hoang”, “ Em bé Hà Nội”… không biết bao nhiêu lần, rồi đặt ra hàng vạn câu hỏi vì sao khiến bố phải nhờ ông nội giải vây giúp. Tiếng đạn bắn liên thanh, tiếng máy bay vù vù, tiếng khóc, tiếng gào thét, tiếng cười, tiếng hô vang đội… vẫn còn đậm nét trong miền kí ức trẻ thơ. Tôi đã từng gọi quãng thời gian tươi đẹp ấy của mình là tuổi thơ dữ dội, cho đến khi đọc “ Tuổi thơ dữ dội ” của Phùng Quán, tôi mới nhận ra thế nào mới đích thị là tuổi thơ dữ dội. Tác phẩm có ba chương lớn: Đi tìm thuốc cho mẹ, Ba lần vượt ngục, Núi mẹ con em Mừng. Mỗi trang sách là mỗi trang đời của những người chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đội “ Vệ Quốc Đoàn con nít” muôn màu muôn vẻ, là trung tâm của tác phẩm, cũng là nơi tụ họp của những thiếu niên mà “mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt”, không kể giai cấp, tầng lớp, không kể hoàn cảnh, xuất thân, các em tham gia với quyết tâm cao nhất “Ra đi, ra đi thà chết không lui…” Tôi đã phải lòng những chiến sĩ thiếu niên ấy, ngay từ lần đọc đầu tiên. Chú thợ súng nhỏ- Vịnh-sưa có tuổi cơ cực, khó nhọc và thiếu vắng tình thương. Cậu bé có nhiều đức tính tốt: chu đáo, tận tụy, kỉ luật, tốt bụng, ấm áp, luôn nâng niu chiếc áo trấn thủ anh chính trị viên để lại trước lúc hi sinh. Trong một trận đánh quan trọng, em đi tìm Quỳnh bị lạc. Vô tình, em phát hiện ra một kho xăng đạn lớn của giặc sau ngôi lầu cao. Với bản lĩnh trinh sát, sự nhanh trí cùng tinh thần quả cảm, trong cơn đói khát và mệt mỏi cùng cực, em gắng gượng gồng mình leo lên mái lầu cao chót vót, đánh điện về phía đài quan sát của quân ta. “Một kho xăng, đạn lớn ngay phía sau ngôi lầu tôi đứng. Yên cầu bắn.” Mười sáu chữ ngắn ngủi ấy, Vịnh đã dùng cả cuộc đời mười bốn tuổi của mình để đánh đổi. Đêm hôm ấy, thân hình trần trụi bé nhỏ của chàng chiến sĩ thiếu niên đến chết vẫn hiên ngang đứng trên đầu bọn giặc sáng rực lên trên cái nền đỏ dữ dội của bom lửa, sáng rọi vào tim mỗi người, cũng khắc sâu vào trong tim tôi. Quỳnh-sơn-ca là đội viên duy nhất biết đọc các bản nhạc và chơi đàn rất giỏi, là cậu con trai quý tử của tên đại Việt gian, Phó Tổng trấn Trung kì. Em từ bỏ nơi lầu son lộng lẫy, đến với đoàn Vệ Quốc Quân từ những bản hùng ca cách mạng. Bị thương nặng đến nhiễm trùng, không thuốc tê, em bị khoét chân mà không rên lên một tiếng. Trước sự cám dỗ khủng khiếp sang Thụy Sĩ chữa bệnh và học hành thành tài của gia đình, em vẫn kiên quyết một lòng: “ Sông Ô Lâu đôi bờ trắng tóc lau Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu…” (Đây là hai câu hát trích trong “Sông Ô Lâu kháng chiến” do chính Quỳnh sáng tác.) Người chiến sĩ chết khi mới mười ba tuổi, em chưa hoàn thành bản nhạc kịch “Đi tìm thuốc cho mẹ” dành tặng bạn Mừng. Cái chết đột ngột, lạ lùng và dữ dội khiến bao con người bàng hoàng, đau xót và tiếc thương. Là một chấn động sâu sắc và dữ dội với toàn bộ chiến khu. Lượm-sứt: Ắt hẳn ai cũng từng quen thuộc với hình ảnh chú bé Lượm: “ Chú bé loắt choắt Cái xắt xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh…” Ần sau ngoại hình hồn nhiên, dễ thương và tinh nghịch ấy là một trái tim gan góc, quả cảm, kiên cường khiến người ta không khỏi nghiêng mình nể phục. Bị bắt trong một lần là nhiệm vụ, chịu những cực hình tra tấn tàn bạo, dã man, khủng khiếp đến rợn người: bị búa đinh dần vào mắt cá chân, bị roi da xé tướp thịt… mà vẫn không rên lấy một tiếng. Trong lao ngục, em dạy các thiếu niên khác viết chữ, truyền tình yêu với cách mạng, với chiến khu. Hai lần chuyển lao, ba lần vượt ngục, không lần nào là không hung hiểm, và càng nhiều những tra tấn ghê rợn… Lần vượt ngục cuối cùng Thúi và Lép-sẹo, em đã giết chết tên Việt gian Nguyễn Trì. Bốn chữ: “Vĩnh biệt đời tù!” cuối chương gói gọn bao cay đắng và đau khổ cùng quyết tâm đến đến chết vẫn là Việt Minh, đến chết vẫn làm cách mạng. Mừng là nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong truyện. Cậu bé đen thùi, ốm nhom, đã leo lên hết các cây bút bút cao nhất để tìm hái thứ lá tầm gửi chữa hen suyễn kinh niên cho mẹ. Tấm lòng hiếu thảo khiến Quỳnh-sơn-ca cảm phục và hứa soạn vở nhạc kịch “Đi tìm thuốc cho mẹ” để tặng Mừng. Em là đội viên chạy liên lạc, trèo núi, leo dốc, lội suối giỏi nhất đội, đọc bản đồ sành sỏi y hệt một sĩ quan tham mưu, phát hiện ra cây đại thụ lớn để làm đài quan sát cho chiến khu. Vì quá ngây thơ, quá trong sạch, em đã phạm sai lầm phải trả giá bằng chính cuộc đời mình. Em bị vu oan là Việt gian, bị cả chiến khu hiểu nhầm. Ngay cả đến lúc chết, mẹ em vẫn nghĩ em là Việt gian. Mỗi lần đọc đến đoạn này, tôi không kìm nén được nỗi xúc động. Tiếng khóc thét gọi mẹ của em cùng lời khẩn thiết trước lúc hi sinh trên đài quan sát vẫn còn ám ảnh mãi: “ Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!”. Cậu thiếu nên mười ba tuổi đã dùng toàn bộ sức lực và tính mạng của mình để chứng minh với đồng đội, với mẹ: Em/Con là Vệ Quốc Đoàn. Còn biết bao chiến sĩ thiếu niên khác: Vệ -to-đầu, Bồng-da-rắn, Tư-dát, Nghi, Hiền, Hòa-đen, Đồng, Châu, Ba, Kì … còn biết bao những anh So, anh chính trị viên, trung đội trưởng, chỉ huy mặt trận, trung đoàn trưởng, chỉ huy trưởng,… họ dành trọn vẹn tuổi xuân, cả cuộc đời cho cách mạng, cho đất nước, quyết tâm một lòng vì miền Nam ruột thịt. Lớp này ngã thì lớp kia nối tiếp, tạo thành những thế hệ anh hùng, tạo nên một thời đại anh hùng. Họ vì nước mà vào sinh ra tử, dù ngã xuống hi sinh nhưng sẽ mãi bất tử cùng sông núi Việt Nam: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” ( Tây Tiến- Quang Dũng ) Đọc “Tuổi thơ dữ dội ”, tôi thấy cảm phục và ngưỡng mộ quá chừng! Cũng vô cùng căm thù bọn giặc cướp nước cùng bè lũ bán nước. Thấy thương yêu và quý mến đến lạ những chiến sĩ thiếu niên quả cảm, gan dạ. Thấy đau xót, tiếc thương trước những hi sinh, khó nhọc. Thấy bất bình và xót xa thay cho nỗi oan của Mừng. Và thấy biết ơn sâu sắc những chiến sĩ anh hùng… Mỗi trang sách thấm đẫm máu và hoa, đầy gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng, những chiến công chói lọi đều do xương thịt của đồng bào ta đắp lên. Dân tộc Việt Nam rũ bỏ bùn tanh nhơ nhớp của kiếp đời nô lệ, thà chết cũng hiên ngang đứng lên vì tự do, vì độc lập, vì giải phóng. Trong tôi vẫn còn vang vọng mãi lời ca: “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi, Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi thà chết không lui Cờ bay phấp phới…”
Review từ bạn Thu Hà – Fahasa, 07/2020
“Tuổi thơ dữ dội của mọi người có thể là những trò như: ô ăn quan, nhảy dây, trốn bố mẹ đi câu cá, bắt ve vào giữa trưa hè, đi trảy trộm cà chua hay xoài nhà hàng xóm,… Nhưng “TUỔI THƠ DỮ DỘI” của Phùng Quán lại hết sức đặc biệt. “TUỔI THƠ DỮ DỘI” là câu chuyện kể về những cậu bé cực kì dũng cảm sinh ra, lớn lên và thậm chí là hy sinh trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật của truyện là những cậu bé chạc 13, 14 tuổi bao gồm: Mừng, Lượm, Quỳnh Sơn ca, Tư dát, Hòa đen, Châu xém, Bồng da rắn, Vịnh sưa… Mỗi cậu bé đều mang một câu chuyện khác nhau, sinh ra ở những hoàn cảnh khác nhau, tính cách khác nhau, sở trường khác nhau nhưng lại có chung một lòng yêu nước nồng nàn. Mừng tham gia đội trinh sát với mục đích ban đầu chỉ để hái lá thuốc chữa bệnh cho mẹ. Nhưng càng ngày, em càng gắn bó và thể hiện rõ tài năng của mình; Quỳnh Sơn ca từ bỏ sự sung túc và cây đàn piano để tham gia kháng chiến. Với tài năng thiên phú về âm nhạc, Quỳnh đã sáng tác ra ca khúc cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta “Sông ô lâu kháng chiến”; Lượm là “con nhà nòi” mang trong mình dòng máu cách mạng; Tư dát khi đang đi học về, em thấy Vệ quốc quân nên lén trốn lên tàu, vứt ba lô đi theo để xin vào vệ quốc đoàn; Bồng da rắn với đôi mắt siêu tinh tường và khả năng nhìn người cực chuẩn. Em đã nhiều lần phát hiện ra quân địch dựa vào khả năng đó; Vịnh sưa bị gia đình ghẻ lạnh nên tham gia Vệ quốc đoàn; Vệ to đầu với biệt tài cưỡi và thuần phục ngựa;… Tôi thực sự đã khóc rất nhiều lần khi vừa đọc vừa tưởng tượng đến sự tàn khốc của cuộc chiến ấy. Tôi khóc khi Vịnh sưa hy sinh trên mái kho vũ khí của địch để ra tín hiệu cho quân ta; khi Lượm hy sinh lúc quân Pháp tấn công căn cứ; khi Quỳnh Sơn ca vỡ tim mà chết lúc nghe tin những việc làm xấu của gia đình; khi Mừng cứu thoát Quỳnh trong lần đánh bom dinh của Lơ-bơ-rút; khi Lượm hai lần bị bắt lại lúc đang cố gắng trốn tù và thậm chí khi bài hát “Sông ô lâu kháng chiến” của Quỳnh được cất lên. Tôi bật cười trước vẻ ngây ngô, đáng yêu trong lời nói, hành động của những “cậu bé” ấy; bởi những lần “chửi thề” mà vẫn đáng yêu của Mừng – “Cố tổ chúng nó chứ. Đã đi xe quỵt không biết nhục mà con chửi người ta “cô-soong” với đá đít người ta bổ, lõa đầu chảy máu”. Tôi giật mình trước những tình huống quân ta sắp bị địch phát hiện hay lần Lép sẹo đánh cắp con gà của vợ Một Điếu. Tôi căm hận trước sự xấu xa của thực dân Pháp; bởi cách “chúng” đối xử với nhân dân ta; căm hận trước những việc làm đáng hổ thẹn của Kim – gián điệp của địch. Nhưng tôi cũng thầm nghĩ “Liệu Kim có bao giờ hối hận về những việc mình làm?” Tôi ngưỡng mộ những con người dũng cảm này. Sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì đất nước, vì dân tộc. Cuốn sách đã giúp tôi cảm nhận được phần nào diễn biến tàn khốc của kháng chiến chống thực dân Pháp mà tôi nghĩ, không có cuốn sách giáo khoa Lịch sử nào có thể lột tả được một cách chân thực đến vậy. Tôi tự hỏi bản thân rằng, nếu sinh ra trong những năm tháng ấy, liệu bản thân có đủ can đảm để làm nên những điều phi thường này? Chúng ta được sinh ra, lớn lên trong thời bình. Chúng ta thực sự cần phải trân trọng điều đó và biết ơn những người đã dũng cảm hy sinh để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay.”
Review từ bạn Long – Fahasa, 06/2020
“Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là cuốn sách thiếu nhi trong thời chiến để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng. Các chiến sĩ nhí của binh đoàn Trần Cao Vân, có em thì đặc biệt ở hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh gia nhập đội trinh sát, có em độc đáo ở tính cách trẻ thơ hồn nhiên, có em đặc biệt ở bản lĩnh chiến đấu. Sớm giác ngộ lý tưởng, nuôi dưỡng tình yêu cách mạng, kháng chiến mãnh liệt và lòng căm thù giặc tột độ, không ai trong các em là không tự nguyện và tìm mọi cách để tham gia và được đứng vào hàng ngũ cách mạng. Để lại xúc động mạnh mẽ trong tôi là cậu bé Mừng. Sự hiếu thảo, lòng thương mẹ của em đã khiến bạn bè và cả các chiến sĩ chỉ huy cảm động. Những đoạn văn kể về mẹ của Mừng, những lúc em nhớ mẹ mà chỉ biết trực trào nước mắt, lại có những lúc em chỉ biết nhìn mẹ qua khung cửa và đấu tranh tâm lý khi về thăm mẹ. Đặc biệt là hành trình Mừng đi tìm thuốc cho mẹ của em như xoáy sâu lưu vào tâm can độc giả. Em chính là một tiểu lăng kính tuyệt đẹp phản chiếu sức mạnh và tầm vóc của dân tộc của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Mừng cũng như các chiến sĩ nhỏ tuổi chính là hiện thân cho sức mạnh ý chí bản lĩnh của một vùng quê một dân tộc đang bị bom đạn giày xéo. Tình yêu quê hương ươm mầm trên mảnh đất này đã kết nối tâm hồn trẻ thơ với hồn thiêng sông núi.”
Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Làm bạn với bầu trời
Nếu bạn muốn xem thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt mua sách, bạn có thể ghé thăm Tiki theo link ở đây hoặc Kim Đồng tập 1 theo link ở đây và tập 2 theo link ở đây.
Tổng hợp bởi Phương Thảo