Tâm tình với đất mẹ (Thích Nhất Hạnh) Trong những năm qua, với hàng loạt tác phẩm như Thả một bè lau, Đường xưa mây trắng, Bông hồng cài áo, Hạnh phúc mộng và thực, Nẻo về của ý…, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa người đọc đến với một thế giới mà ở đó cảm xúc thiền luôn thấm đẫm, giúp người đọc có cơ hội lắng mình lại, để hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ. Nối tiếp mạch cảm xúc đó, Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt – First News đã cho ra mắt tác phẩm Tâm tình với Đất Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do NXB Hồng Đức ấn hành.
Với tác phẩm lần này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến một góc nhìn đặc biệt về môi trường sống của con người, về trách nhiệm của con người trong mối tương quan với Trái đất mà ông gọi bằng một cái tên rất trìu mến – mẹ Đất. Trong góc nhìn này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ ra vũ trụ là một quần thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, ở đó ông gọi là mẹ Đất, cha Mặt trời, dì Trăng.
Chính từ mối liên hệ mật thiết giữa các hành tinh trong vũ trụ đã tạo ra môi trường sống đầy bao dung, ấm áp cho muôn loài. Ông chỉ ra: “Sở dĩ chim chóc vẫn được cái hạnh phúc trở về với mây trời thênh thang, sở dĩ hươu nai vẫn có cái thích thú chạy nhảy ở đồng quê, đó là nhờ khả năng đùm bọc và che chở của Mẹ. Mẹ đã tiếp thu, đã gặt hái ánh sáng của Cha một cách khéo léo để nuôi dưỡng đàn con của Mẹ và làm cho Mẹ xinh đẹp hơn từ gần một tỷ năm nay”.
Trong số “đàn con” của mẹ Đất không thể không nhắc tới con người. Suốt gần một tỷ năm qua, mẹ Đất đã nuôi dưỡng con người trong tình thương bao la của mình. Và con người đã được thụ hưởng rất nhiều từ tình thương bao la ấy của Đất mẹ: cơm ăn nước uống hàng ngày; môi trường sống thanh sạch, có sự hài hòa giữa cỏ cây hoa lá; những tiện nghi sinh hoạt ngày càng hiện đại… Nhận nhiều nhưng chính con người cũng đang tự chối bỏ tình yêu thương đó khi đang tâm hủy hoại Trái đất; hệ quả là tình trạng ô nhiêm môi trường, hiện tượng biến đối khí hậu đang trở thành nguy cơ đe dọa sự sống của con người. Dù vậy, mẹ Đất vẫn luôn nhân từ và bao dung: “Khi người ta đổ và rải lên đất những thứ thơm tho và tinh sạch như hoa hương và sữa thơm, đất không thấy tự hào, mà khi người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy và hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc khạc nhổ xuống đất, thì đất cũng không cảm thấy giận hờn, chán ghét hoặc tủi nhục. Đất có khả năng tiếp nhận ôm ấp và chuyển hóa tất cả”.
Trong cuốn sách của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ ra Trái đất không hẳn là vật chất ở ngoài chúng ta, mà Trái đất còn ở ngay trong chính chúng ta. Ông viết: “Bạn đang mang Mẹ Đất trong bạn. Mẹ Đất không ở bên ngoài. Mẹ Đất không chỉ là môi trường. Mẹ Đất là bạn”.
Chỉ khi ý thức được rằng, “Mẹ Đất là bạn” thì khi đó con người mới nhận thức được vai trò thực sự quan trọng của Trái đất. Nếu bạn có ý định hủy hoại Trái đất, cũng chính là bạn đang hủy hoại bản thân mình. Và vì thế, theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, để cứu lấy Đất Mẹ, “bạn hãy thở vào, ý thức về cơ thể bạn và nhìn sâu vào cơ thể để thấy rằng bạn là trái đất, và tâm thức bạn cũng là tâm thức của trái đất. Không chặt phá rừng, không làm ô nhiễm nguồn nước – chừng ấy chưa đủ”.
Vượt lên trên ý niệm về môi trường, bằng cách mượn lời tâm tình với Đất mẹ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn đưa đến cho người đọc một thông điệp thiêng liêng hơn, đó chính là trách nhiệm và sự biết ơn đối với cội nguồn, biết ơn đấng sinh thành đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta.
Tâm tình với Đất Mẹ là tác phẩm mới nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tuy hình thức nhỏ bé, nhưng có thể đóng vai trò của một hồi trống báo hiệu hiện tượng tiếp cận và hình thành của một tuệ giác mới, có khả năng đem lại sự tổng hợp kỳ diệu giữa Phật học, khoa học, tôn giáo và triết học.
Danh sách
Sách được viết bởi tác giả Thích Nhất Hạnh
Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, giáo viên, tác giả, nhà thơ và nhà hoạt động vì hòa bình người Việt Nam, hiện sống ở Tây Nam nước Pháp, nơi ông lưu vong nhiều năm. Sinh ra là Nguyễn Xuân Bảo , Thích Nhất Hạnh gia nhập một thiền viện (tiếng Việt: Thiền) năm 16 tuổi và theo học Phật pháp tại một thiền viện. Khi xuất gia vào năm 1949, ông lấy pháp danh là Thích Nhất Hạnh. Thích là một họ danh dự được sử dụng bởi tất cả các tăng ni Việt Nam, có nghĩa là họ là một phần của gia tộc Shakya (Phật Thích Ca). Ngài thường được coi là nhân vật sống có ảnh hưởng nhất trong dòng thiền Lâm Tế (Việt Nam Rinzai), và có lẽ cả trong Thiền tông nói chung.
Một số sách khác cùng tác giả
– Bình yên là mỗi bước: Con đường chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày, Xuất năm 1992 bởi Bantam
– Phép màu của Chánh niệm: Giới thiệu về Thực hành Thiền, Xuất bản năm 1999 bởi Beacon Press
– Đức Phật sống, Đấng Christ sống, Xuất bản năm 1997 bởi Riverhead Trade
– Lời dạy trái tim của Đức Phật: Chuyển Khổ đau thành An lạc, Niềm vui và Giải thoát, Xuất bản năm 1999 bởi Broadway Books
– Bạn đang ở đây: Khám phá điều kỳ diệu của khoảnh khắc hiện tại, Xuất bản năm 2009 bởi Shambhala
Tổng hợp review sách Tâm tình với đất mẹ
Review từ bạn Flying Cat – Goodreads, 5/2017
“”Đọc lại những gì mình nghĩ mình đã đọc.” Sau khi dọn dẹp tủ sách từ hàng chục cuốn thành chục cuốn, thì mình nghĩ mình nên đọc lại mấy quyển ở lại, trong đó có quyển này.
Khá là khó đọc vì mình chưa quen với những từ ngữ Phật giáo. Song phải nói là cũng rất dễ đọc vì cách viết của Thầy Nhất Hạnh dựa trên nhiều quan điểm của khoa học (đơn giản) – mình rất thích thú và vô cùng ngạc nhiên, có cảm tình vì sự công nhận khoa học trong ở một người đứng đầu pháp môn tu tập mang tính tôn giáo như Thầy.
Sự hình thành Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng qua bao tỷ năm dưới con mắt khoa học được Thầy đưa vào kể chuyện về tính tương tức (interbeing – có mặt trong nhau, liên quan đến nhau, không thể tách rời?), rồi liệu có cái gọi là Big Bang tạo lập vũ trụ không hay vũ trụ không sinh không diệt mà chỉ là cái này tiếp nối, chuyển hóa thành cái kia…
“Hear within ourselves the soung of the Earth crying” đây là câu mình thích nhất có liên quan đến quan điểm của Thầy về vấn đề mẹ Trái đất, thiên nhiên, môi trường (không nằm trong sách này, mà được một activist môi trường đề cập là quan điểm của Thầy). Nó nói đúng điểm mấu chốt của sách, phần mình cho là đáng giá và mượt mà nhất: Bạn đang mang Mẹ Đất trong bạn. Mẹ Đất không ở bên ngoài. Mẹ Đất không chỉ là môi trường. Mẹ Đất là bạn”.
Vậy nên nếu mẹ Đất đau vì biến đổi khí hậu, vì thảm họa môi trường là bạn cũng đang đau đấy, hãy biết thương và chữa lành cho tất cả bớt khổ đau.
Sách có 5 phần, khuyến cáo đọc theo thứ tự sau cho dễ nắm bắt: phần 5, phần 2 – nếu quan tâm thực hành thì phần 1,3,4 sẽ có ích.”
Review từ bạn Nhi Lê – Goodreads, 05/2021
“Ngôn từ diệu êm đi vào lòng người một cách vô thức về tầm quan trọng của Đất Mẹ, về những tác động của con người cũng như động thái của Mẹ với vạn vật. Thông qua quyển sách này, thầy như muốn gửi gắm đến ta biết bao điều tưởng mới nhưng hoá ra lại không mới. Một tôn giáo vũ trụ hướng đến Trái Đất và môi trường.
Ta đã mất bao nhiêu năm cuộc đời mù mịt và tưởng rằng Đất Mẹ là vĩnh hằng, nếu một ngày Đất Mẹ không còn nữa thì con người sẽ về đâu, liệu Đất Mẹ có sinh có diệt hay không?
Cha ta là Mặt Trời, mẹ ta là Đất, dì ta là Trăng; cũng như Cha Mẹ, tự tánh của ta là vô sinh bất diệt, là Di Đà, là vô lượng hào quang, vô lượng thọ mỗi tế bào trong ta chết đi và sinh ra liên tục với tần số lớn mỗi phút mỗi giây không ngơi nghỉ.
Bên cạnh đó, thầy hướng dẫn chúng ta trị liệu những khổ đau bằng cách quay về bên đất mẹ, ôm lấy đất mẹ vào lòng để vỗ về nỗi đau ấy, mẹ luôn che chở và nhận lấy tất cả những gì ta cho mà không hề than trách. “ Đất Mẹ là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho tất cả chúng ta…Đất mẹ luôn bảo hộ, nâng đỡ và đón ta trở về”
CHÁNH NIỆM LÀ KHÔNG PHÁN XÉT
KHÔNG CÓ BẮT ĐẦU CŨNG KHÔNG CÓ KẾT THÚC, KHÔNG SINH CŨNG KHÔNG DIỆT”
Review từ bạn Sniper – Goodreas, 07/2020
““Khi chúng ta nhìn vào kính vạn hoa, ta thấy những hình ảnh hiện ra rất đẹp. Khi ta xoay kính vạn hoa, những hình ảnh ấy biến mất. Ta có thể gọi điều đó là sinh và diệt chăng? Hay những hình ảnh chỉ là sự biểu hiện mà thôi. Sau sự biểu hiện này sự biểu hiện khác sẽ tiếp nối, tất cả đều rất đẹp. Không mất đi thứ gì cả.
Đất Mẹ đã giúp ta có được hình hài này. Khi sự biểu hiện này không còn nữa, chúng ta sẽ được tiếp nối, biểu hiện với hình dạng khác. Không sinh cũng không diệt. Là đám mây thong dong trên bầu trời hay là giọt mưa rơi vào lòng Đất Mẹ đều xinh đẹp và mầu nhiệm như nhau.
Chúng ta chết đi và tái sinh trong từng khoảnh khắc. Suy ngẫm về cái chết rất hữu ích, thậm chí còn mang lại lợi lạc cho ta bởi vì nó giúp ra thấy được bản chất không sinh không diệt của mọi vật và nhắc chúng ra rằng không có gì phải sợ hãi cả. Tiếp xúc được với bản chất không sinh không diệt, ngay lập tức chúng ta sẽ không còn là nạn nhân của sợ hãi, âu lo; an vui và hạnh phúc sẽ đến liền ngay sau đó.”
Review từ bạn Toan Ho Huu – Goodreads, 02/2021
“Tâm tình với Đất Mẹ là sự tổng hợp kỳ diệu giữa Phật học, khoa học, tôn giáo và triết học. Đây là một thông điệp đánh thức ta trở về tiếp xúc với Đất Mẹ, hành tinh xanh đẹp của chúng ta. Đất Mẹ là một nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho tất cả chúng ta. Mỗi khi ta lao đao, lận đận, đánh mất mình trong quên lãng, buồn tủi, hận thù, cô đơn và tuyệt vọng, ta có thể trở về tiếp xúc, nương tựa nơi Đất Mẹ để lấy lại sự bình an, phục hồi niềm vui sống và đức tự tin trong ta. Đất Mẹ luôn bảo hộ, nâng đỡ và đón ta trở về.”
Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Làm bạn với bầu trời
Nếu bạn muốn xem thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt mua sách, bạn có thể ghé thăm Tiki theo link ở đây hoặc Kim Đồng theo link ở đây.
Tổng hợp bởi Phương Thảo