“Khi hơi thở hóa thinh không” của tác giả Paul Kalanithi là cuốn tự truyện đẫm nước mắt của một bác sĩ mắc bệnh ung thư phổi đang phải giành giật sự sống từng ngày. Xuyên suốt cuốn sách là những hoài niệm về sự sống và cái chết, khiến cho mỗi chúng ta khi đọc xong cuốn sách này đều phải suy ngẫm về cuộc đời.
Mở đầu cuốn sách là những dòng tâm sự đầy nặng nề của Kalanithi
“Tôi lướt qua ảnh chụp CT, chẩn đoán đã rõ ràng: Hai phổi mờ mịt vô số khối u, xương sống biến dạng, một thùy gan bị phá sạch. Là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh bước vào năm cuối chương trình nội trú, trong suốt sáu năm, tôi đã nghiên cứu vô số bản chụp cắt lớp kiểu này, với hy vọng có thể làm được điều gì đó cho bệnh nhân. Nhưng lần này thật khác biệt: ảnh chụp là của chính tôi.”
Từng là một “thiên thần” cứu rỗi sự sống cho rất nhiều người, giờ đây từ vị trí bác sĩ trở thành bệnh nhân, là một bác sĩ anh hiểu rõ hơn hết căn bệnh này sẽ nhanh chóng cướp đi sinh mệnh của mình. Lúc này anh đành phải giành lấy sự sống nhờ đồng nghiệp của mình mặc dù anh còn hiểu rõ hơn hết tình trạng của mình hơn cả bác sĩ điều trị cho anh. Nghe thật xót xa, bạn sẽ làm gì nếu biết mình sắp phải chết? Khi nói đến cái chết chúng ta đều sẽ suy nghĩ đến những điểm tiêu cực của cuộc sống. Chết có nghĩa là hết, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa, nhưng đối với Kalanithi thì khác anh rất dũng cảm khi đối diện với nó. Với kinh nghiệm lâu năm, anh đã chứng kiến rất nhiều người phải tạm biệt thế giới này bằng nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tại lại chính là Kalanithi, anh hiểu rõ hơn hết cảm xúc của họ và chính bản thân mình đang chuẩn bị phải đối diện với điều gì? Những gì Kalanithi làm chỉ vỏn vẹn trong hai từ là “dũng cảm” mà thôi nếu là các bạn có thể làm gì khi đứng trước cái chết? Mình thật sự cảm động khi đọc những dòng tự truyện này, trong cuộc chiến đấu với tử thần Kalanithi đã đem tất cả dũng khí của mình để đối diện, anh chiến đấu như một chiến binh thật sự.
Là một bác sĩ đang đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, căn bệnh ập đến không một thông báo như dập tắt hết tất cả dự định của Kalanithi. Những cách mà Kalanithi đối diện với cái chết làm ai trong mỗi chúng ta đều phải nể phục, bệnh tật không đánh gục tinh thần của anh, nó làm anh trân trọng cuộc sống, trân trọng những ngày cuối đời của mình, thực hiện ước mơ viết lách. Cuốn sách được viết một cách cẩn thận, tỉ mỉ bởi Kalanithi. Khi hơi thở hóa thinh không sẽ mang đến cho bạn những hoài niệm về sự sống và cái chết. Được sống là một điều tuyệt vời nhất, cuộc chạy đua với bệnh tật của Tác giả sẽ đem lại cho bạn đọc những cảm xúc đặc biệt. Không than vãn một câu, không buông xuôi. Tận hưởng những ngày cuối đời một cách đúng nghĩa là cách Kalanithi đối diện với “án tử” của cuộc đời mình.
“Kalanithi mất vào ngày mùng 9 tháng ba năm 2015 bên cạnh gia đình, bên chiếc giường chỉ cách phòng sinh đẻ nơi con gái Candy của chúng tôi chào đời tám tháng trước đó chưa đầy 200m. Trong khoảng thời gian giữa ngày sinh của Candy và ngày mất của Paul nếu bạn bắt gặp chúng tôi đang ngồi gặm sườn nướng tại một nhà hàng BBQ địa phương và mỉm cười bên ly bia uống chung, bên cạnh là cô gái nhỏ tóc tối màu với hàng mi dài nằm trên xe đẩy, bạn sẽ không bao giờ đoán được rằng cuộc sống của Paul chỉ còn chưa đầy một năm nữa, và chúng tôi cũng không hiểu được điều đó” – Lucy Kalanithi
Khi đọc đến những trang cuối cùng của cuốn sách mình có chút hụt hẫng vì Kalanithi đã không thể hoàn thành nó mà chính người vợ của anh Lucy đã giúp anh viết nên những trang cuối cùng của cuốn tự truyện ấy. Và điều làm mình thật sự rơi nước mắt chính là những dòng nhật ký mà Lucy viết cho cô con gái của họ là Candy
“Khi một ai đó ra đi, mọi người thường có xu hướng sẽ nói những điều tốt đẹp về người đó. Con hãy nhớ rằng những điều tuyệt vời mọi người đang nói về cha con là thực. Cha con thật sự tốt đẹp và dũng cảm”
Mình tin rằng cuốn sách này sẽ giúp các bạn trân trọng cuộc sống, giúp bạn cảm nhận được mọi khía cạnh của cuộc sống. Ai trong mỗi chúng ta cũng đều phải chết, hãy sống như thể mai là ngày cuối cùng bạn được sống. Sống không đơn giản chỉ là tồn tại mà còn là cống hiến. Mong rằng câu chuyện của Kalanithi sẽ đem đến cho bạn đọc những động lực sống đẹp.
Danh sách
Thông tin tác giả Paul Kalanithi
Paul Sudhir Arul Kalanithi (1977- 2015) là tiến sĩ chuyên khoa thần kinh người Mỹ gốc Ấn, trước khi trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh Kalanithi đã học ở trường đại học Stanford và Cambridge để lấy bằng Văn học Anh và chứng chỉ nghiên cứu Y khoa.
Khi hơi thở hóa thinh không là cuốn tự truyện mà tác giả viết trong thời gian chiến đấu lại căn bệnh ung thư quái ác. Cuốn sách được xuất bản sau khi Tác giả qua đời, những dòng tâm sự đầy cảm động đã tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như nước mắt của độc giả.
Tổng hợp review sách Khi hơi thở hóa thinh không
Review từ bạn Diane S – Goodreads, 2016
“Khi tôi hoàn thành cuốn sách này với những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của tôi, tôi tự hỏi bản thân: “Tại sao bạn lại đọc cuốn sách này? Bạn biết nó sẽ rất buồn, làm sao một người đàn ông chết vì ung thư phổi trước bốn mươi tuổi lại có thể làm được.” Tuy nhiên, chỉ phân loại cuốn hồi ký này, phân loại cuốn tiểu thuyết này như vậy là đánh giá thấp con người của ông. Ông là một người yêu văn học, một nhà giải phẫu thần kinh, một nhà khoa học, một người con và người anh em, một người chồng và người cha. Anh ấy cố gắng sống mỗi ngày với khả năng của mình, anh ấy đã giúp đỡ nhiều người và anh ấy thừa nhận mối quan hệ giữa bệnh nhân với bác sĩ có sự khác biệt lớn với thực tế cuộc sống, cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào sau khi được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo. Anh không phải là một vị thánh, anh đã khóc khi bị tuyên án tử hình, nhưng suy nghĩ của anh không phải lúc nào cũng dành cho anh, anh luôn muốn đảm bảo cho vợ mình một cuộc sống sau khi anh ra đi.
Vợ anh ấy nói điều đó hay nhất, những gì đã xảy ra với Paul là một bi kịch, nhưng anh ấy không phải là một bi kịch.”
Review từ bạn Cindy – Goodread, 2021
“Tôi thích những cuốn hồi ký, nhưng cuốn này không làm tôi thích thú như những cuốn khác, điều đó thật đáng tiếc khi xem cuốn sách này có vẻ được yêu thích đến mức nào. Tôi ngưỡng mộ sự kiên cường và niềm đam mê của Paul đối với thế giới và các mối quan hệ của anh ấy, và tôi cảm thấy bị thuyết phục nhất bởi kết luận của vợ anh ấy về cuối cùng khi anh ấy không thể hoàn thành cuốn sách của mình. Tôi nghĩ điều khiến tôi không bị cuốn hút vào cuốn sách này là cách viết. Tôi sẽ đánh giá cao những mô tả và cách kể chuyện về kinh nghiệm và mối quan hệ của anh ấy hơn là được kể những điều này. Có rất nhiều cuộc nói chuyện về việc tìm ra giá trị trong cuộc sống, và tôi muốn đọc thêm những cảnh, ví dụ, v.v. để ủng hộ những quan niệm đó.”
Review từ bạn Philipp – Goodreads, 2016
“Cuốn sách tự truyện của một chàng trai được đào tạo và nghiên cứu cả đời, suýt trở thành nhà văn, sau đó chọn trở thành bác sĩ (đó là điều xảy ra khi bạn xuất thân từ một gia đình bác sĩ), và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi kết thúc khóa đào tạo của mình. Torschlusspanik [1] tham gia và anh ấy phải viết một cuốn sách mà anh ấy luôn muốn viết. Đó là một phần tự truyện về quá trình đào tạo của anh ấy, một bài thánh ca cho vợ anh ấy, và một chút về mối quan hệ bệnh nhân – bác sĩ.
Đôi khi nó quá tự cao về cái hay của chính nó, rất nhiều câu thơ cổ điển, nhiều trích dẫn thơ ca, rất nhiều câu chuyện được đặt tên – ai trên trái đất lại đọc Wittgenstein cho một đứa trẻ sơ sinh ?Đó không phải là một cái chết xấu xí – vì gia đình quá giỏi về y học để “chiến đấu” cuối cùng là những cuộc chiến vô tri, quá quen với cái chết để gây ầm ĩ, quá giàu có để chết trong bãi tha ma, quá kết nối với bị bác sĩ xấu.
Chương cuối cùng được viết bởi người vợ sau khi anh ấy qua đời có lẽ là hay nhất – vẫn là, tôi sẽ không giới thiệu nó, không mới nhiều, không thú vị lắm [2]. Sẽ làm một cuốn sách hay cho Câu lạc bộ Sách của Oprah.
Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng cái chết của bạn và tôi sẽ tồi tệ hơn nhiều so với những gì được mô tả ở đây. Ở đây không có nôn mửa liên tục, không có máu, không có chất nhầy, không có tiếng la hét kéo dài hàng tuần vì đau. Cái chết quá trong sạch, giống như chính cuốn sách vậy.
[1] Một trong những từ hay nhất mà chúng tôi có trong tiếng Đức – nghĩa đen là “hoảng sợ khi đóng cổng”, nó thường biểu thị một người phụ nữ bắt đầu cư xử bất thường khi cô ấy nhận ra rằng cửa sổ tuổi sinh đẻ của mình đang khép lại, nhưng nó có thể được dùng để mô tả tất cả những người bắt đầu cư xử bất thường khi thời gian bắt đầu cạn kiệt
[2] Cảm thấy vô cùng ý nghĩa khi viết điều đó về tác phẩm của một chàng trai vừa qua đời.”
Review từ Bill Gates
“Tôi không biết bằng cách nào mà Kalanithi đã có sức mạnh để viết nên cuốn sách này khi sức khỏe của cậu ấy rất yếu. Thế nhưng tôi vui mừng vì cậu ấy đã làm được, suốt cả cuộc đời Kalanithi đã cống hiến cho y tế, khoa học cùng việc viết sách. Đọc cuốn hồi ký kia, tôi vui mừng vì được chứng kiến một phần nhỏ câu chuyện cuộc đời của Kalanithi.”
Review từ Janet Maslin, The New York Times
“Thật khó để đọc xong cuốn sách rồi quên nó đi… Phần vì sự uyên bác của người viết, phần vì Kalanithi đối diện cuộc đời – chăm chỉ làm việc, cống hiến. Níu kéo sự sống, học về sự chết… Không hề ủy mị, cũng chẳng cường điệu.”
Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Khi hơi thở hóa thinh không.
Nếu bạn muốn xem thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt mua sách, bạn có thể ghé thăm Tiki theo link ở đây hoặc Kim Đồng theo link ở đây.
Tổng hợp bởi Thu Thủy