Review sách Cuộc cách mạng một cọng rơm

Cuộc cách mạng một cọng rơm (Masanobu Fukuoka) 

Cách làm nông “tự nhiên”, có điểm xuất phát lẫn điểm kết thúc trong sự tôn kính này, vô cùng con người, cũng vô cùng nhân văn. Con người làm việc tốt nhất khi họ làm việc vì lợi ích của chính mình, chứ không phải vì “gia tăng năng suất” hay “nâng cao hiệu quả” – vốn gần như luôn là những mục tiêu duy nhất trong ngành nông nghiệp công nghiệp hóa.

“Mục tiêu tối thượng của làm nông”, ông Fukuoka nói, “không phải trồng cây, mà là sự tu dưỡng và hoàn thiện con người”. Ông nói về nông nghiệp như một con đường: “Chỉ ở ngay đây, chăm lo cho một cánh đồng nhỏ, sở hữu hoàn toàn sự tự do và sung túc mỗi ngày, mọi ngày – đấy hẳn vẫn là cách thức khởi nguyên của nông nghiệp”.

Một nền nông nghiệp trọn vẹn sẽ nuôi dưỡng những con người trọn vẹn – cả thể xác lẫn tâm hồn. Bởi vì chúng ta sống đâu phải chỉ nhờ vào có mỗi bánh mì.

Thông tin tác giả Masanobu Fukuoka

Masanobu Fukuoka sinh năm 1914 tại một làng nông nghiệp nhỏ trên đảo Shikoku, miền Nam Nhật Bản. Ông được đào tạo về vi sinh vật học và làm nhà khoa học đất chuyên về bệnh học thực vật, nhưng ở tuổi 25 ông bắt đầu nghi ngờ về “những điều kỳ diệu của khoa học nông nghiệp hiện đại.”

Trong khi hồi phục sau một đợt viêm phổi nặng, Fukuoka đã trải qua một khoảnh khắc của satori hoặc sự giác ngộ cá nhân. Anh ta có một tầm nhìn, trong đó một thứ mà người ta có thể gọi là bản chất thật đã được tiết lộ cho anh ta. Ông thấy rằng mọi “thành tựu” của nền văn minh nhân loại đều vô nghĩa trước tổng thể của tự nhiên. Ông thấy rằng con người đã trở nên tách rời khỏi tự nhiên và những nỗ lực của chúng ta để kiểm soát hoặc thậm chí hiểu tất cả những phức tạp của cuộc sống không chỉ là vô ích mà chúng còn tự hủy hoại bản thân. Kể từ lúc đó, anh đã dành cả cuộc đời mình để cố gắng trở về trạng thái hòa làm một với thiên nhiên.

Vào thời điểm ông được tiết lộ, Fukuoka đang sống ở một Nhật Bản đang từ bỏ các phương pháp canh tác truyền thống và áp dụng các mô hình nông nghiệp, kinh tế và công nghiệp của phương Tây. Ông đã thấy xu hướng này đang thúc đẩy người Nhật tiến xa hơn nữa khỏi sự hòa hợp với thiên nhiên, và mức độ tàn phá và ô nhiễm của những hoạt động này. Do đó, anh từ chức một nhà khoa học nghiên cứu và trở về trang trại của cha mình ở Shikoku với quyết tâm chứng minh giá trị thực tiễn của tầm nhìn của mình bằng cách khôi phục đất đai thành một điều kiện có thể tạo điều kiện cho sự hài hòa ban đầu của thiên nhiên.

Qua 30 năm sàng lọc, ông đã có thể phát triển một phương pháp canh tác “không cần làm gì”. Không cần canh tác đất như cày hoặc xới đất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, làm cỏ, tỉa cành, máy móc hoặc phân trộn, Fukuoka có thể sản xuất trái cây, rau và ngũ cốc chất lượng cao với sản lượng bằng hoặc lớn hơn bất kỳ trang trại lân cận nào.

Ở tuổi 60, Fukuoka ngồi ghi lại những gì ông đã thấy và làm được. Năm 1975, cuốn sách đầu tiên “Cách mạng một cọng rơm” của ông được phát hành và đã có tác động sâu sắc đến nông nghiệp và ý thức con người trên toàn thế giới. “One Straw Revolution” được theo sau bởi “The Natural Way of Farming” và sau đó là “The Road Back To Nature.”

Kể từ năm 1979, Fukuoka đã đi lưu diễn, thuyết trình và gieo mầm nông nghiệp tự nhiên trên khắp thế giới. Năm 1988, ông được trao Giải thưởng Deshikottan và Giải thưởng Ramon Magsaysay. Năm 1997, ông nhận được Giải thưởng của Hội đồng Trái đất.

1- Cuoc cach mang mot cong rom-min
Ảnh: Reviewsach.net

Tổng hợp review sách Cuộc cách mạng một cọng rơm

Review từ bạn Manday Lai – Goodreads, 04/2017

Cuộc Cách Mạng Một-Cọng-Rơm, cái tên giản dị cho một cuốn sách đáng kinh ngạc ẩn chứa một suy nghĩ và lòng kiên nhẫn phi thường. Tác giả là một nhà khoa học nghiên cứu về nông nghiệp của chính phủ Nhật Bản, và vì vậy ông nhận ra những mặt hạn chế của khoa học. Đây là lần đầu tiên mình đọc một cuốn sách về chủ đề nông nghiệp, và nó trên cả tuyệt vời. Vì xuất phát điểm là một nhà khoa học sau đó trở thành một người nông dân thực thụ nên có một đôi chỗ trong cuốn sách bị trùng lặp ý tuy nhiên ông đã khai sáng tâm trí mình. 

Đất nước Nhật Bản luôn luôn là hiện thân của cái đẹp, có một nền văn hoá đáng ngưỡng mộ, thiên nhiên khắc nghiệt tuy vậy cũng không kém phần lộng lẫy, và con người Việt Nam thần tượng con người Nhật Bản bởi vì sự thông minh, cần cù và tính khiêm nhường tuyệt vời của họ. Vốn dĩ mình đã được dạy với niềm tin tuyệt đối nền nông nghiệp lúa nước của dân tộc Bách Việt là tiên tiến và đã được gìn giữ phát triển ở Việt Nam, Trung Hoa và các nước Châu Á là hoàn hảo nhất, nhưng bây giờ mình phải thú nhận rằng thật ra sự hiểu biết của con người đối với thiên nhiên thật chỉ là hạt cát ở trong sa mạc. 

Tuy tác giả nói rằng bản thân ông không phải tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào, nhưng bạn có thể nhận ra những điển tích những triết lý Phật Giáo ở xuyên suốt tác phẩm. Ông yêu thiên nhiên và cuộc sống bằng tất cả trái tim cùng tinh thần lạc quan đáng ngưỡng mộ. Mình như có thể nhìn thấy được những thửa ruộng của ông, những vườn cam được trồng theo cách canh tác tự nhiên hiện lên rõ ràng qua từng trang sách. Hơn nữa cuốn sách cũng làm cho mình phải suy ngẫm về cách nhìn nhận cuộc sống. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ tạo ra được điều kỳ diệu – một cuộc cách mạng bên trong mỗi con người chúng ta vì đây thực sự là một cuốn sách tuyệt vời.

Review từ bạn Thai Huong – Goodreads, 06/2020

Nghe tên sách đã thấy lý thú rồi. Đọc cuốn này giúp ta nhận ra nhiều điều hơn về “vi vô”, kiểu như mọi việc đã có tự nhiên lo, việc của chúng ta là làm sao hòa hợp với tự nhiên chứ không phải phá hủy tự nhiên đi rồi lại tìm cách phục hồi bằng những hóa chất nhân tạo và cứ phụ thuộc nó. Nó giống như việc con người học hỏi, tìm hiểu cuối cùng cũng để nhận ra rằng thiên nhiên là vô tận mà thôi.

Làm nông mà không bón phân, không cày xới, gieo hạt chỉ bằng cách vãi hạt giống theo các hướng….. và rất nhiều điều khác nghe có vẻ thật lạ nhưng thực sự đấy mới ra cội nguồn của thiên nhiên. Cụ Fukuoka không nói những điều trên bằng lý thuyết mà cụ đã làm nó suốt mấy chục năm trời để nay cụ nói lại những điều ấy cho mọi người. Thực sự là con người hiện nay có đang đi sai đường, có thật sự hiểu thiên nhiên khi mà chỉ lấy các chỉ số để đánh giá. Nếu tăng trưởng 0% mà mọi người vẫn có đủ thức ăn, chỉ số hạnh phúc con người tăng thì sao nhỉ? Mình thấy đấy mới là cái mà chúng ta hướng đến. 

Sinh ra từ đâu thì sẽ quay về nơi đó, nó giống như cây lúa sinh ra từ đất, lấy các dưỡng chất từ đất sau khi thu hoạch thì những cọng rơm lại quay về với đất tiếp tục bồi thêm dinh dưỡng cho đất để tạo những mầm tiếp theo. 

Mình cho rằng cuốn sách rất hay và đáng đọc. Cuốn sách này thực sự xứng đáng 5 sao.

Review từ bạn Lien – Goodreads, 06/2021

Quyển sách mỏng với từng đoạn ngắn về sự kỳ diệu của cọng rơm (và cả cỏ ba lá nữa). Chỉ với cọng rơm người ta có thể thay thế cho cày xới đất, phun hoá chất diệt sâu bọ, phân bón để hướng tới cân bằng tự nhiên, tới cuộc sống làm nông vô vi (không cần làm gì nhiều, để mọi thứ tự phát triển).

Trước giờ nghe đến làm nông thấy cơ cực, mà đọc xong thấy thi vị, nhẹ nhàng quá đi.

Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Cuộc cách mạng một cọng rơm.

Nếu bạn muốn xem thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt mua sách, bạn có thể ghé thăm Tiki theo link ở đây hoặc Kim Đồng theo link ở đây.

Tổng hợp bởi Anh Thư

Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!