Nguồn gốc các loài (Charles Darwin) là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.
Darwin đã đi đến quan niệm rằng các loài không phải là những thực thể bất biến từ các sáng tạo riêng biệt, mà biến đổi dần từ loài này sang loài khác, và như vậy toàn bộ giới sinh vật đã tiến hóa. Cơ sở của nó là có sự đấu tranh sinh tồn (struggle for life) giữa các cá thể ở từng loài, loại bỏ nhiều cá thể trong đó và dẫn tới sự sống sót của dạng thích nghi nhất (survival of the fittest). Sự chọn lọc này bắt nguồn từ các đặc điểm có thuận lợi hay không của các cá thể khác nhau. Đó là sự chọn lọc diễn ra tự động trong tự nhiên, hay chọn lọc tự nhiên (natural selection). Qua tích lũy, các biến đổi được chọn lọc tự nhiên giữ lại, dần dần biến đổi loài, và từ đó, giới sinh vật dần dần có dạng như hiện nay.
Nguồn gốc các loài (1859) đã có một tiếng vang lớn và khơi ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, không những ở nước Anh – tổ quốc của Darwin, mà cả ở nhiều nước khác trên thế giới, do việc áp dụng nó một cách tự nhiên vào nguồn gốc loài người. Thuyết tiến hóa của Darwin đã được đại bộ phận giới sinh học công nhận, về cả nguyên lý và các sự kiện, dù ngày càng được bổ sung và phát triển cho đến nay. Nhưng số người chống đối nó cũng không ít, không chỉ khi Darwin còn sống, mà còn kéo dài cho tới bây giờ.
Danh sách
Thông tin về tác giả Charles Darwin
Charles Robert Darwin là nhà tự nhiên học người Anh, nổi tiếng là một nhà sưu tầm và địa chất học, người đã đề xuất và cung cấp bằng chứng khoa học rằng tất cả các loài sống đều phát triển theo thời gian từ tổ tiên chung thông qua quá trình mà ông gọi là chọn lọc tự nhiên. Thực tế là quá trình tiến hóa xảy ra đã được cộng đồng khoa học và công chúng nói chung chấp nhận trong cuộc đời của ông, trong khi lý thuyết chọn lọc tự nhiên của ông được nhiều người coi là cách giải thích cơ bản về quá trình tiến hóa vào những năm 1930, và bây giờ là nền tảng của hiện đại. thuyết tiến hóa. Ở dạng sửa đổi, khám phá khoa học của Darwin vẫn là nền tảng của sinh học, vì nó cung cấp một lời giải thích hợp lý thống nhất cho sự đa dạng của sự sống.
Darwin đã phát triển niềm yêu thích của mình đối với lịch sử tự nhiên khi theo học y khoa tại Đại học Edinburgh, sau đó là thần học tại Cambridge. Chuyến đi kéo dài 5 năm trên tàu Beagle đã giúp ông trở thành một nhà địa chất học.
Cuốn sách Về Nguồn gốc Các loài năm 1859 của ông đã xác lập quá trình tiến hóa theo nguồn gốc chung như là cách giải thích khoa học chủ đạo về sự đa dạng hóa trong tự nhiên. Để ghi nhận sự xuất sắc của Darwin, ông là một trong năm nhân vật không thuộc hoàng gia Anh ở thế kỷ 19 được vinh danh trong lễ tang cấp nhà nước, và được chôn cất tại Tu viện Westminster, gần John Herschel và Isaac Newton.
Tổng hợp review sách Nguồn gốc các loài
Review từ bạn ????Cutie – Goodreads, 9/2021
“Sách của các trendsetters đều đáng đọc cả. Tuy trải nghiệm quả là cực hình khi nội dung khó, bản dịch trúc trắc, ebook tải trên tve đầy lỗi chính tả và hay mất chữ. Nhưng thật sự không muốn trừ sao nào.
Trong tương lai xa tôi có thể nhìn thấy những khoảng trống dành cho những nghiên cứu quan trọng hơn. Tâm lí học sẽ được phát triển trên cơ sở một nền tảng mới, đó là sự thu lượm năng lực trí tuệ cần thiết và khả năng thích ứng do những thay đổi diễn ra từ từ. Nguồn gốc và lịch sử loài người sẽ được soi sáng.”
Review từ bạn Pham Tung – Goodreads, 6/2021
“Khoảng năm 2019, có vài bài báo đưa tin hơn 1000 nhà khoa học kí tên phản đối thuyết tiến hóa của Darwin. Nhiều nhà khoa học khác cũng đồng tình nhưng không dám kí tên vì sợ ảnh hưởng sự nghiệp, sợ sự chèn ép từ những người đối lập. Các nhà khoa học bênh vực thuyết Darwin cũng có vẻ có thái độ cực đoan với những người không có cùng “niềm tin” với mình. Thế mới thấy giới khoa học cũng lắm chuyện cười như showbiz.
Mục tiêu của khoa học là nghiên cứu và tìm ra những chân lý mới, vì thế những học thuyết cũ trở nên lạc hậu và bị thay thế là một chuyện rất đáng mừng, vì nó là một minh chứng cho sự tiến bộ; cũng giống như thuyết tương đối rộng của Albert Einstein là một sự thay thế cho định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Ở đây, học thuyết tiến hóa được coi như một thứ đối lập với tín ngưỡng tôn giáo (hay thuyết sáng tạo). Nhưng cũng vì vậy, nó làm cho thuyết tiến hóa của Darwin cũng trở nên một thứ như “tôn giáo”, đúng là hơi nực cười.
Thực ra cuộc chiến giữa hai phái này đã luôn kéo dài từ khi Darwin công bố học thuyết của mình đến nay. Nói về hơn 1000 nhà khoa học ký tên để phản đối thuyết tiến hóa. Không rõ từ bao giờ khoa học lại dùng phương pháp lấy chữ ký số đông để xác định một vấn đề là đúng hay sai. Nếu các nhà khoa học quả quyết như thế họ nên tập trung vào nghiên cứu và chứng minh, giống như Darwin đã bỏ cả cuộc đời mình ra để đi tìm và bảo vệ sự thật của ông. Đến đây, lại nhớ về một đoạn tiểu sử của Einstein:
“Khi một cuốn sách có tên “100 tác giả chống Einstein” được công bố, Einstein đã trả lời: “Nếu tôi sai lầm thì chỉ cần một cũng đủ rồi”.
(trích Lược sử thời gian)
Darwin có thể đúng, có thể sai, nhưng công sức của ông bỏ ra cho nền khoa học của thế giới là không thể chối bỏ. Học thuyết của ông đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại và vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay, và mình nghĩ nó sẽ còn đứng vững lâu dài nữa. Không ai có thể chối cãi được sự liên tục biến đổi và tiến hóa của các loài sinh vật, nó hiển hiện ngay trước mắt chúng ta, mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây. Nên nếu như học thuyết của Darwin có trở nên lỗi thời thì cũng chỉ là một phần (như định luật hấp dẫn của Newton dù bị thay thế vẫn còn được ứng dụng).
Darwin là một người luôn vì khoa học, nên nếu như học thuyết của ông có bị thay thế thì ông cũng rất vui mừng. Chỉ hi vọng thế hệ sau ngày nay thôi đừng lôi ông ra để chỉ trích, chê bai – một điều rất ngớ ngẩn và phản khoa học.
Quay lại review một chút: sách từ thế kỷ 19 nên cũng không mong đợi được nhiều kiến thức mới. Darwin dẫn giải khá chi tiết và dài dòng; nhưng công sức nghiên cứu của ông thì rất đáng trân trọng.”
Review từ bạn Quinn Quỳnh Anh – Goodreads, 11/2019
“Rate: 9/10
Nội dung: 8/10
Hình thức trình bày: 10/10
Dịch: 6/10
Đây là bản rút gọn gấp khoảng 3 lần so với bản gốc của Charles Darwin, ông dành hẳn chương 3 để nói về di truyền học, trong khi trong sách thì không nói quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo được sự trọn vẹn, đầy đủ ý như của bản gốc, chỉ có điều cảm thấy bản dịch hơi gượng, như là dịch word by word vậy đó… nên không có nuột mấy. Cuốn sách bắt đầu từ lúc Darwin còn là người ôm mộng ở trên ghế nhà trường, cho đến việc phân tích các ghi chép dữ liệu của ông. Nói chung là tầm 18 tuổi đổ lên thì hẵng đọc vì lời văn không có hay, đọc để bổ sung tri thức, đây không phải cuốn để chúng ta mong ngóng đọc cho vui, cho giải trí, vì cần một sự tập trung nhất định mới có thể đọc hết và hiểu được.”
Review từ bạn Sói – Goodreads, 5/2022
“Mình nhai quyển này siêu lâu, nửa chừng tự dưng bị tuột mood không muốn đọc tiếp cho lắm. Bởi thực ra đối với mình có nhiều chỗ nó hơi trúc trắc, mãi không vào đầu mà còn bị mất tập trung. Nhiều khi mình nghĩ ah chỗ này cần note nè nhưng hết đoạn đó lại thấy ủa kiến thức cũng căn bản thôi. Có thể vì nó là tiền đề cho quá nhiều lĩnh vực khoa học nên cứ nửa quen nửa lạ. Khó ghi chú ghê. Dù sao thì cũng đã xong và tuy quyển sách dài đến thế, mình cũng chỉ có thể note lại vài ý nhỏ. Sách đề cập nhiều đến chuyện lai giống thực vật hơn là động vật, và dù cho nó rất hợp lý để làm tiền đề mà bàn về nguồn gốc các loài, nhưng nó không đủ hứng thú với mình lắm. Nói chung ba cái cây hoa cỏ lá cành cứ nói đến là mình ngủ rồi không hiểu sao nữa. Mình chưa tìm ra quyển nào có những kiến thức tương tự mà hấp dẫn hơn để thay thế nên tạm thời ai muốn đọc thì đọc, nhưng ai muốn biết mà không muốn đọc thì liệu mà tập trung vào môn sinh học khi còn có thể nha =)).
Sau đây là chút ghi chú nhỏ:
- Tiến hóa không phải một quy trình phát triển sao cho phù hợp với các quy luật. Tiến hóa tương ứng với chọn lọc tự nhiên kèm biến dị, bởi các biến chủng luônnnn được thừa kế những đặc điểm từ thế hệ trước sao cho phù hợp với sinh sản và nhân giống và tồn tại nhất. Càng biến dị để thích ứng với môi trường sống, càng có nhiều biến chủng loài giống đa dạng. Tham khảo con cô vít để hiểu rõ hơn =)).
- Có 2 chương liên tục toàn các dẫn chứng để người đọc thấm nhuần tư tưởng: lai giống cận huyết dễ dẫn đến vô sinh.
- Vùng đất nhỏ và biệt lập thuận lợi cho việc hình thành loài mới, nhưng quá trình biến đổi xảy ra nhanh hơn ở vùng đất rộng. Loài thường được tạo ra trên vùng đất rộng.
- Tự nhiên không tạo ra những bước nhảy vọt. Nó làm từ từ.
- Sự vô sinh khi lai chéo là do sự khác nhau về thể tạng.
- Các bằng chứng địa chất học không hoàn chỉnh để dựa vào đó chứng minh cho quá trình tiến hoá của một loài. Bởi vì các lớp địa tầng tích tụ không liên tục. Lớp địa tầng có chứa hoá thạch thường được tích tụ ở nơi có trầm tích mà đáy biển bị lún xuống, nếu lớp này đứng yên hoặc nâng lên thì không có bằng chứng. Khi đáy bị lún thì thường có nhiều sinh vật bị tuyệt chủng. Do vậy, không thể xác định được các loài đã xuất hiện ở thời kỳ nào tại các nơi mà đáy biển đứng yên hoặc nâng lên.’’
Review từ bạn Phuc An Nguyen – Goodreads, 9/2020
“Thuyết tiến hoá của Darwin thì đã rất nổi tiếng và mình đã được học từ hồi đi học rồi. Và những thứ được học hồi phổ thông đã tóm gọn hầu như đầy đủ quyển sách này. Trong nguồn gốc các loài, Darwin nói kỹ hơn những suy luận từ những quan sát của ông, đưa ra những dẫn chứng ủng hộ giả thuyết, và những lý luận để phản bác những luận điểm phản đối ông. Về tổng thể cuốn sách rất hay nhưng đôi chỗ lý luận thì đọc khá ngán đối với mình.
Thực sự mà nói, Darwin đúng là thiên tài khí kiến thức sinh học phân tử thời đại đó chưa có, ông chỉ suy luận từ những quan sát. Và vì vậy, có những chỗ, Darwin thực sự cần sự hỗ trợ của khoa học bây giờ như chương nói về lai giống. Mình tin Darwin mà sống ở thời đại này thì những phát hiện của ông còn khiến người ta bất ngờ hơn nữa.
Đọc sách của ông làm mình thấy thiên nhiên kỳ diệu và vĩ đại biết chừng nào. Trước khi đọc, mình rất tin và thuyết tiến hoá, nhưng đọc xong lại thấy càng mơ hồ, vì thiên nhiên kỳ diệu quá. Ngay cả Darwin rất tin và lý thuyết của ông nhưng nhiều chỗ vẫn làm ông mơ hồ: như tổ ong kì diệu như thế nào, tập tính của loài kiến, hay con mắt rất phức tạp,… mà rất khó để tin được những thứ này được tiến hoá qua từng bước. Tuy là sách về khoa học, nhưng làm mình nghĩ về thiên nhiên và sự vật rất nhiều. Mình tin thuyết tiến hoá là đúng, mình tin vào bản năng của mọi loài kể cả con người. Bản năng của chính bản thân mình làm mình rất khó mà nghi ngờ về tiến hoá. Nhưng về khởi điểm nguồn gốc của sự sống, sự phức tạp của mọi loài mà bắt đầu tiến hoá từ những thứ đơn giản nhất vẫn làm mình cảm thấy mơ hồ. Sự mơ hồ đó kì diệu biết bao!”
Review từ bạn Minh Anh – Goodreads, 11/2019
“Nội dung được biên tập lại từ ghi chép của Charles Darwin, cũng không có gì mới lắm ngoài việc có sự so sánh giữa những tìm hiểu của Darwin với những nghiên cứu hiện đại ngày nay, từ đó chứng minh việc nghiên cứu của Darwin là chưa đầy đủ hoặc chính xác. Nhìn chung, cuốn sách phù hợp với những ai không có nền tảng sinh học/sinh vật học/di truyền,… đọc để biết chung chung những lý thuyết mà Darwin để lại, vì độ dài nguyên bản của gốc gấp 3 lần những gì được trình bày qua 171 trang in màu, nhân nói đến in màu, hình thức của sách rất đẹp, in màu hoàn toàn, bìa cứng, minh họa phong phú, giá cũng chấp nhận được, recommend cho những bạn muốn bước đầu tìm hiểu về thuyết tiến hóa của ông.”
Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Nguồn gốc các loài. Nếu bạn muốn xem thông tin chi tiết hoặc mua sách bạn có thể ghé thăm Tiki theo link ở đây hoặc Kim Đồng theo link ở đây.
Tổng hợp bởi Đậu