Lược sử vạn vật (Bill Bryson) – cuốn sách phổ biến khoa học trình bày một cách ngắn gọn lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên, những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên chính: vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, thiên văn… với nhiều tên tuổi, giai thoại và sự thật.
Với cuốn sách này, người đọc sẽ biết được những giới hạn trong tri thức của con người về vũ trụ và cả về chính trái đất. Đây là cuốn sách khoa học phổ thông bán chạy nhất nước Anh năm 2005 với hơn 300.000 bản in. Nhà phê bình người Anh, Craig Brown thậm chí đã nhận xét rằng tác phẩm này xứng đáng bán được 500.000.000.000 cuốn (theo cách nói của chính Bryson, “bằng với số proton có trong một dấu chấm câu”).
William McGuire “Bill” Bryson, tác giả cuốn sách Lược sử vạn vật – A Short History of Nearly Everything sinh năm 1951, là tác giả nổi tiếng hàng đầu trong thể loại non-fiction ở Bắc Mỹ, với vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.
Danh sách
Thông tin về tác giả Bill Bryson
Bill Bryson sinh ngày 8-12-1951 (71 tuổi). Ông sinh ra tại Thành phố Des Moines, bang Iowa- Hoa Kỳ. Bill Bryson xếp hạng nổi tiếng thứ 36511 trên thế giới và thứ 230 trong danh sách Tiểu thuyết gia nổi tiếng. Tổng dân số của Hoa Kỳ năm 1951 vào khoảng 154,877,889 người.
Ông kết hôn với Cynthia Billen người mà ông gặp trong khi ở châu Âu, họ có bốn trẻ em.
Ông làm việc trong một bệnh viện tâm thần ở châu Âu trong những năm 1970.
Ông đã phỏng vấn cựu Thủ tướng Anh Tony Blair vào năm 2006.
Tác giả người Mỹ này đã xuất bản nhiều cuốn sách bao gồm một cuốn sách thành công ở Anh gọi Ghi chú từ một đảo nhỏ trong năm 1995 và một cuốn sách bán chạy nhất được gọi là Một lịch sử ngắn của Gần Mọi thứ trong năm 2003.
Ông đã giành giải Aventis vào năm 2004 cho khoa học nói chung tốt nhất đặt với Một lịch sử ngắn của Gần Tất cả mọi thứ.
Tổng hợp review sách Lược sử vạn vật
Review từ bạn ????Cutie – Goodreads, 2020
“Đây đúng là lược sử về mọi thứ. Thông tin được dàn trải theo bề ngang với rất nhiều ngành khoa học khác nhau. Đọc quyển này bạn sẽ có cái nhìn khái quát về nhiều lĩnh vực như thiên văn, khảo cổ, vi khuẩn hay địa chất học… Tuy vậy, vì nói rộng nhưng không đi sâu, nên rất khó nhớ. Những thứ mình nắm được sau khi đọc chỉ là các khái niệm chung chung như:
- Thế giới này rộng lớn và bạn biết rất ít về nó.
- Không chỉ bạn mà các nhà khoa học cũng không biết nhiều về nó.
- Tất cả niềm tin khoa học hiện tại đều có thể sai lạc. Không gì là chắc chắn.
- Có các nhà khoa học đã cống hiến rất nhiều nhưng ít được biết đến, quyển sách này đề cập đến họ như một lời tri ân nhỏ.”
Review từ bạn Quang Nguyen Dinh – Goodreads, 2018
“Với não cá vàng thì hầu như mớ nội dung đan chéo và trải khắp hầu hết các lĩnh vực khoa học trong sách sẽ bị quên hết. Chỉ có thể đọng lại được hai điều:
– Dù đã tiến bộ rất nhiều nhưng con người chưa thể hiểu gì cả, từ thế giới vi mô hạ nguyên tử đến vũ trụ, từ cấu tạo đến nguồn gốc, lịch sử sự sống, từ trong chính bản thân con người đến những thứ xung quanh mình. Trên trời, trong lòng đất, dưới đáy biển… tràn ngập các câu hỏi chưa có lời đáp. Khoa học vẫn chỉ giống như một cậu học trò, càng khám phá lại càng nảy sinh ra lắm câu hỏi, trả lời được một câu thì nảy ra hàng chục câu hỏi khác, mà câu sau hóc búa hơn câu trước. Không thể phủ nhận được tâm huyết, tài năng và công sức của bao thế hệ nhà khoa học, nhưng ngẫm ra lại cứ như một trò đùa mông lung.
– Sự tồn tại của chúng ta là điều quá kì diệu. Chỉ một lần trở mình của trái đất, một cái hắt hơi của mặt trời hay một cục đá đi lạc trong vũ trụ không may chạm vào là toàn bộ biến mất. Tranh thủ tận hưởng đi, thay vì bận tâm quá nhiều đến những thứ khác.
Cuốn sách khá dễ đọc với những người không có nhiều kiến thức về khoa học.”
Review từ bạn Vy Trần – Goodreads, 2018
“Không nhiều kiến thức lắm, nếu tập trung vào điểm trọng yếu thì cuốn sách sẽ chỉ dày bằng một nửa. Gọi là lược sử vạn vật nhưng tác giả chỉ tập trung (hầu hết) vào vật lý, địa chất và sinh học.
Mình biết tác giả cũng đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập:
-Viết khá dễ hiểu nhầm, thậm chí có chỗ sai kiến thức. “Bạn phải thay đổi liên tục như chính các nguyên tử“(?) Bức xạ nền “đã đi hết độ rộng của vũ trụ “? Nghe như kiểu nó phát ra từ cực bên kia để chiếu đến cực bên này vũ trụ vậy :))“Nếu không có chúng [thuyết lạm phát], […], chỉ có luồng khí trôi dạt và bóng tối vĩnh cửu“ :))?? Nếu không lạm phát thì photon phải tràn ngập không gian ở mật độ rất cao chứ, và trong không gian nhỏ như thế thì luồng khí (luồng quark chăng?) “trôi dạt” như thế nào ? “… những xoáy và sóng đã KHIẾN vũ trụ ra đời “? “Từ chỗ không có gì , xuất hiện […]” :)? “ toàn bộ năng lượng thu được ngoài hệ mặt trời [“ các bức xạ “, không rõ “bức xạ“ nào ? ] rất yếu “? Một vụ nổ sao supernova có thể sáng hơn cả một thiên hà , thế mà “yếu hơn năng lượng một bông tuyết “? “Nếu muốn thì ít có thứ gì các nhà thiên văn không tìm được “? Chỉ có 3% năng lượng của vũ trụ đến từ các vật thể chúng ta thấy được. Còn lại, 27% là vật chất tối và 70% là năng lượng tối – những thứ chúng ta vẫn chưa biết là gì . “Chúng ta mất 7 GIỜ để đi bằng VẬN TỐC ÁNH SÁNG từ Trái Đất tới sao Hoả “?( thực ra chỉ cỡ 750 giây ). Hay “số nguyên tử khối biểu thị tổng số p và n trong 1 nguyên tử “. Thế clo (nguyên tử khối 35,5) có 0,5 proton à ?:) Và còn nhiều nữa nhưng viết hết chắc đến mai mất :)))
-Dành quá nhiều phần cho tiểu sử các nhà khoa học, nhiều lúc không thực sự cần thiết .
-Cả phần 2 mình đã tưởng sẽ lý giải cách người ta tính tuổi trái đất – 1 điều được hứa hẹn – nhưng chỉ toàn viết về những cách SAI. Đến cuối cùng mình vẫn không biết người ta tính như thế nào. Phải đọc tiếp đến phần 3 mới có câu trả lời.
-Sắp xếp các phần cũng rất vô lý. Ví dụ như chương 7 nói về hoá học lại nằm trong phần “Kích thước Trái Đất”. Mãi đến cuối tác giả mới cố nhét vô vài đoạn về chu kì bán rã cho nó có liên quan một tí. Chương 10 lại quay trở lại với câu hỏi tuổi trái đất . Vấn đề là nó nằm trong phần 3- phần dành cho vật lý. Và mình cũng không hiểu tác giả nghĩ gì khi sắp xếp các phần : vũ trụ -> Trái Đất -> các định luật vật lý của vũ trụ ?
-Phần edit cũng không tốt, ví dụ như số Avogadro là 6,0221*10^23 thì lại viết là 6,0221*1023.
-Phần lý giải thuyết tương đối viết rất hời hợt, thậm chí còn không xác định đúng vị trí của thời gian trong thuyết này. Cả nguyên lý loại trừ cũng phát biểu sai.”
Review từ bạn Thành – Goodreads, 2017
“Cuốn sách khoa học đem lại cho người đọc cảm giác như đang đọc tiểu thuyết. Lượng kiến thức tác giả truyền tải qua cuốn sách là vô cùng lớn cùng với một lối viết cực kỳ dễ đọc.”
Review từ bạn etouakira – Goodreads, 2019
“Một cuốn sách viết về khoa học nhưng ngôn ngữ dễ hiểu, duyên dáng, ngồn ngộn kiến thức đúng như tên gọi, thành ra nhiều khi cảm giác hơi lan man, dù tác giả có vẻ đã tóm gọn hết mức có thể rồi.
Rất rất nhiều nhà khoa học được điểm tên trong đây, đọc người sau mình quên luôn người trước. Những điểm chung, và điều mình ấn tượng sâu nhất, là phần lớn họ đều có một cuộc đời thầm lặng, lầm lũi, cô đơn phụng sự khoa học.
Cái hình ảnh cô đơn ấy khiến mình xúc động đến mức phải lên goodread note lại một vài lời thế này, dù lười chảy thây và cũng không nghĩ ra được câu review nào cho tử tế.
Quyển sách hiếm hoi mà đọc chương nào cũng muốn note lại, quote nào cũng muốn like và bắt gặp nhân vật nào cũng muốn wiki một phát. Đọc, thấy thực sự biết ơn cuộc sống, để cố gắng tích cực hơn, trân trọng hơn.”
Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Lược sử vạn vật
Nếu bạn muốn xem thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt mua sách, bạn có thể ghé thăm Tiki theo link ở đây hoặc Kim Đồng theo link ở đây.
Tổng hợp bởi Nguyễn Hằng.