Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Fahasa hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.
Danh sách
Review từ Huỳnh Bích Ngọc – Tiki, 2022
“Educated – tôi nghĩ cụm từ này có ý nghĩa thật mạnh mẽ , educated – được giáo dục, được học tập, được truyền thụ kiến thức. Kiến thức sẽ là gì khi không được truyền lại, sẽ là gì khi không được chia sẻ, bổ sung, hỗ trợ người học và giúp xây dựng nền văn minh. Được giáo dục, thời cổ đại, là một đặc quyền chỉ dành do quý tộc. Nay, khi nền văn minh nhân loại đang hướng tới tính bình đẳng trong mọi khía cạnh xã hội, khi phân biệt giai cấp đã trở thành một tội danh đáng lên án, thì đâu đó tại Mỹ – nơi hiến pháp tuyên bố về bình đẳng, tự do và là một trong những nơi có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, vẫn còn một số ít người chối bỏ sự phát triển này, chìm đắm mê tín và ngộ nhận của bản thân mình, khiến những đứa trẻ lớn lên dưới mái nhà đó – như tác giả, phải trải qua một cuộc hành trình vô cùng gian nan để Được học”
Review từ Hy vọng – Tiki, 2021
“Đây thực sự là một quyển sách truyền cảm hứng. Phải chăng chúng ta đã lãng phí quá nhiều thời gian trong một cuộc sống đầy đủ mà chúng ta có, trong khi đó Tara đã tận dụng mọi cơ hội để vượt lên số phận ngặt nghèo. Khả năng tự học của cô ấy thật phi thường. Thật đáng ngưỡng mộ!”
Review từ Nhật Hạ Thiên – Tiki, 2021
“Sách giao nhanh, đóng hộp giấy, còn seal tuy hơi rách một chút. Đây là một cuốn sách đẹp, chỉ riêng phần hình ảnh đã rất bắt mắt, chưa kể đến nội dung. Sách là một cuốn tự truyện truyền cảm hứng cho người đọc, cũng đưa ra những thông tin về hình ảnh nước Mỹ mà sau cái hào nhoáng ít ai để ý đến. Đây là cuốn sách xứng đáng có một chỗ trên giá sách của mỗi người”
Review từ Nguyễn Bích Hạnh – Tiki, 2021
“Truyện rất hay; mình bàng hoàng nhận ra tác giả kém tuổi mình; ở nước Mỹ hùng mạnh mà thực sự lúc nhỏ còn ko được đi học tử tế như mình. Nhưng nhờ nền kinh tế phát triển cùng sự cởi mở trong giáo dục của nước Mỹ; tác giả đã được học và trở thành tiến sĩ”
Review từ Nguyễn Thu Huyền – Tiki, 2021
“Nữ tác giả trẻ mà giọng văn cuốn hút, sâu sắc. Dạo gần đây, mình có đọc vài tác phẩm thể loại hồi ký, tự truyện nổi bật, mình gợi ý để các bạn tìm đọc, làm phong phú thêm tủ sách của mình: Tự truyện của một Yogi; Châu Phi nghìn trùng; Gã nghiện giày”
Review từ Mai Sơn – Tiki, 2022
“Câu chuyện thú vị. Là hồi ký nên chắc là mang nhiều góc nhìn cá nhân. Sẽ có những chỗ mâu thuẫn với trải nghiệm của những người trong cuộc khác. Dù sao đây cũng là một cuốn sách rất đáng đọc”
Review từ Lam Xuan – Tiki, 2022
“Một quyển sách tuyệt vời, không nghĩ rằng ở nước Mỹ tại thế kỷ 20 lại có những trường hợp như vậy!? Càng đáng nể hơn là cách tác giả có thể vượt qua được điều đó!”
Review từ Nguyễn Nữ Hoàng Thảo – Tiki, 2022
“Một quyển sách hay và thú vị về cuộc đời của tác giả, mình cảm thấy được truyền động lực rất nhiều. Bìa sách cũng khá bắt mắt và xinh xắn. Nên đọc một lần trong đời”
Review từ Nguyễn Thị Thúy – Tiki, 2021
“Một quyển tự truyện mình siêu thích, quyển sách truyền cảm hứng cho mình rất nhiều về hành trình giáo dục. Có lẽ đây là cuốn sách hay nhất 2021 mình đọc được”
Review từ None – Tiki, 2021
“Cuốn sách không chỉ cho bạn nhìn nhận khía cạnh của việc tự học mà còn là một sách về gia đình. Có nhiều cảm xúc và sự hy vọng”
Review từ Tân Thành – Tiki, 2021
“Một quyển sách gợi cảm hứng. Câu truyện khá hay. Có một điều thắc mắc là tại sao xây dựng nhân vật chính như siêu nhân vậy nhỉ?”
Review từ duye.nnnnn_13 – Shoppe, 2021
“Quyển này siêu hay và siêu truyền cảm hứng cho mình, chân thành khuyên mọi người nên sở hữu em nó nha.”
Review từ Cutie – Goodreads, 2020
“Quyển này… độc quá.
Mình thật sự bị choáng ngợp, nhưng nghĩ thật hài hước khi trước đó vừa đọc lại Giết con chim nhại. Một bên tiểu thuyết viết rất thực tế, một bên chuyện thật nhưng đọc “ảo” hơn cả tiểu thuyết. Đặc biệt hình tượng bố và anh trai trong hai quyển còn tương phản hoàn toàn.
Từ câu chuyện cuộc đời tác giả kể lại mới thấy “được học” quan trọng như thế nào; tuy vậy, đôi khi trong truyện mọi việc thuận lợi với gia đình tác giả quá (dù hành động trước đó là ngu xuẩn và nguy hiểm), nên có vẻ “niềm tin” nói chung, và “niềm tin tôn giáo” nói riêng đem lại sức mạnh to lớn thật.
Tác giả viết quyển này cũng gần đây. Đọc xong cảm thấy tác giả vẫn chưa được bình yên. Sự đấu tranh trong tâm hồn vẫn còn nhiều. Đúng là cuộc đời mỗi người mỗi khác, lắm thứ không trải qua tưởng tượng mấy cũng chẳng ra.
P/s mình có lời khen bản dịch này. Dịch giả đã cố gắng giữ nguyên cấu trúc câu tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt, nên đôi chỗ dù không suông nhưng đem lại trải nghiệm đọc sát với bản gốc. Ngoài ra, dịch giả có chú thích thêm nhiều thông tin hỗ trợ rất tốt.”
Review từ Dieu Nguyên – Goodreads, 2019
“Thật sự xuất sắc. Khó có thể diễn tả được cảm giác khi đọc quyển này, chỉ biết là phải đọc một mạch, không được bỏ sót một chữ nào để theo dõi câu chuyên của Tara.”
Review từ Cuong Nguyen Michael – Goodreads, 2020
“Mặc dù sinh ra trong 1 hoàn cảnh nghèo khổ, chưa từng được đến trường cho tới năm 17 tuổi, nhưng với ý chí mạnh mẽ và con đường tự học của mình, Tara đã đạt được học vị tiến sĩ tại đại học Cambridge.
Thật ra công bằng mà nói câu chuyện của tác giả cũng sẽ khá bình thường nếu ko có sự góp mặt của 2 nhân vật: người bố và người anh. Bố cô bị chứng rối loạn tâm thần và là 1 người cực kì sùng đạo Mormon với cách nhìn thế giới hết sức cực đoan. Anh trai Shawn là 1 người anh bạo hành, dùng bạo lực để đàn áp và đe dọa những người em không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn sống dửng dưng không bị trừng phạt.
Với con đường học vấn, biết được nhiều kiến thức hơn, cô đã có những suy nghĩ rộng mở và sâu sắc hơn. Và với nó, cô đã tự giải thoát cho chính mình – mặc dù điều đó đòi hỏi cô phải đánh đổi bằng chính thứ cô yêu quý nhất: gia đình.”
Review từ Nguyen Dang Cam Nhung – Goodreads, 2020
“Mình viết ra những dòng này sau hơn hai năm đọc cuốn sách. “Educated” là một cuốn hồi ký kì lạ nhất mà mình từng đọc, bởi lẽ câu chuyện của Tara lạ lùng như trong tiểu thuyết vậy. Thực lòng là hai năm trước mình không tin lắm những gì trong sách.
Nhưng điều đó không còn quá quan trọng. Có những cuốn sách sau khi đọc xong mình rất thích nhưng qua thời gian bào mòn thì nó không còn nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, có những cuốn sách thì càng về sau nghĩ lại mình càng thấy sâu sắc. Và “Educated” là một cuốn sách như vậy.
Điều mình thích nhất xuyên suốt quyển hồi ký này là ý chí và khát khao được học của Tara và ý nghĩa của việc học: với mình, là sự tự do. Tự do để quyết định cuộc sống của mình!”
Review từ Mía – Goodreads, 2020
““Trong tất cả các con của mẹ,” mẹ nói, “con là đứa mẹ nghĩ sẽ thoát ra khỏi đây và toả sáng… Đừng ở lại. Hãy đi đi. Đừng để bất cứ điều gì ngăn cản con đi.”
Hình như cha mẹ sẽ luôn nhìn thấy điều gì đó khác biệt ở tương lai của con cái mình. Ngày bố mình còn nhỏ, ông nội cũng từng nói với một người bạn, “sau này nhà tôi chỉ trông cậy vào thằng này”. Ông đã đúng.
Còn cuốn sách này, nó hay tuyệt. Hay tuyệt và đẹp nữa. Một cuốn sách quá hay để có thể viết review.”
Review từ Huongta – Goodreads, 2020
“Một câu chuyện quá sức kinh ngạc, không thể tin nổi.
Và nó có thể làm bạn nghẹt thở.”
Review từ Trần Đức Quang – Goodreads, 2020
“Cuốn sách kể về Tara Westover một cô gái sống ở Idaho trong một gia đình Mặc Môn cực đoan , không được đi học, không có giấy khai sinh. Tận năm 17 tuổi, cô mới lần đầu tiên bước chân vào trường học. Trước đó cô làm việc tại bãi phế thải kim loại của bố mình, người đàn ông cuồng tín bị rối loạn lưỡng cực. Bố cô không tin vào cơ quan nhà nước như : bệnh viện, trường học… Khi anh trai Tara bị bỏng nặng, mẹ bị chấn thương sọ não trong tai nạn xe hơi, thay vì đến bệnh viện thì được đưa về nhà. Họ tin vào các loại thảo dược, tinh dầu sẽ chữa lành họ theo ý nguyện của Chúa..
“Được học” không chỉ nói về cuộc thoát thân của Tara Westover, nó là cả một quãng đường đi tìm lại vị trí của mình trong đời bằng cách đi học và tìm hiểu sự thật khác lời bố cô. Cô đã từng phải lái xe 3 tiếng đồng hồ để tìm người giảng giải cho mình bài toán lượng giác, vừa làm bảo vệ tòa nhà dù cô bị loét dạ dày để có tiền học. Vượt qua tất cả, cô đã lấy được bằng tiến sĩ trường Cambridge, và kể lại câu chuyện cho tất cả mọi người về tình cảm gia đình, bạo hành, nữ quyền và sự giáo dục.”
Review từ Khánh Nguyên Việt Hoàng – Goodreads, 2019
“Lôi cuốn và Nhân văn.
Là 2 từ duy nhất mình có thể đánh giá về quyển sách này. Đây là hồi ức về Tara, con của một gia đình theo đạo Mặc Môn, họ luôn chuẩn bị cho cái gọi là ngày tận thế. Họ không tin vào chính phủ, bác sĩ. Họ chỉ tin duy nhất vào Đấng Tối Cao, tất cả đều do sự sắp đặt của Đấng Tối Cao, và họ từ chối cho Tara đi học. Tuổi thơ của cô ấy gắn liền với việc phân loại rác phế liệu, xây nhà và làm các loại kem trộn tự nhiên. Những đứa con gái mặc định là sẽ phục vụ những người con trai và họ cho phép đa thê. Tara cũng bị bạo hành bởi người anh trai phía trên mình… và mọi chuyện thay đổi khi cô ấy quyết định đi thi Đại học.
Một câu chuyện hấp dẫn với lối kể chuyện tự sự đan xen tâm lý đậm chất Mỹ, những lo lắng, rụt rè của một người bị bạo hành suốt tuổi thơ, và sự giằng xé giữa một bên là gia đình và một bên là khát vọng tìm tri thức, tất cả tạo nên một quyển Hồi ký tuyệt vời.”
Review từ Tuyen Tran – Goodreads, 2019
“Nửa đầu là một câu chuyện kỳ lạ về một gia đình có ông bô bị tâm thần và bà mẹ bị…điên lây. Nó nhắc mình nhớ tới hội chứng điên tập thể trong tâm thần phân liệt.
Nửa sau khi Tara bắt đầu đi học, tiếp xúc với thế giới bên ngoài và nhìn ra vấn đề, rồi đấu tranh cả bên ngoài và nội tâm để thoát ra được một hoàn cảnh kỳ lạ đó. Đoạn này hay lắm, lời kể chân thật và cả những ghi chú của tác giả để nhắc nhở rằng cô đang cố gắng giữ lại sự thật.
Nói chung là một câu chuyện kỳ lạ, hấp dẫn và rất inspirational.”
Review từ Đào Đoàn – Goodreads, 2021
“1 câu chuyện buồn về gia đình nhưng cũng là 1 tấm gương đáng học hỏi cho những ai đã và đang được học trên thảm (được trải thảm để học). Phải nói là Tara là một nhân chứng phi thường cho quá trình học của mình. Vì sao vì bạn ấy học trong 1 hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Trong điều kiện mà bạn ấy phải đấu tranh ĐỂ ĐƯỢC HỌC. Bạn ấy phải làm những công việc cực kỳ nặng nhọc việc mà nếu có được làm thì chỉ làm bởi đàn ông như chạy máy xúc, máy xén….”
Review từ Biển Đông – Goodreads, 2020
“Cuốn sách này mình tìm đọc do một người chị trong bộ môn đã chia sẻ trên fb, chị là người cũng chỉ quan tâm tới học mà chẳng lo chuyện riêng của mình.
” Hành trình giáo dục” của Tara thật đáng khâm phục. Ban đầu mình cứ nghĩ chị sẽ viết chủ yếu về quá trình đến con chữ của chị, đến sự yêu mến tri thức tới mức nào (không biết có vỡ òa sung sướng như hồi mình giải được một bài toán ngày xưa không). Nhưng điều mình cảm nhận nhiều nhất ngay khi đọc xong cuốn sách này không phải vậy. Mà là chị mất thứ gì để đến với tri thức của mình. Đó là gia đình. Thực ra mình cứ tưởng chị sẽ bỏ gia đình mình từ đầu để đi học, nhưng càng đọc càng thấy thấm, chị yêu gia đình mình như thế nào, gia đình từng thành viên một cũng yêu chị vô bờ bến, chả đong đếm được, rồi cuối cùng mình lại hy vọng chị không mất gia đình, nhưng dường như đến giờ mọi người vẫn chưa chấp nhận chị.
Gia đình chị Tara cứ như là có sức mạnh ghê gớm gì đó vậy, tai nạn bao nhiêu lần mà vẫn vượt qua được, bao nhiêu kiến thức mà mình không bao giờ có được, rồi tất cả các thành viên đều giỏi theo một cách nào đó vậy. (cái này mình thốt lên trầm trồ khi đọc nên ghi vào để nhớ).
Rất khó để hiểu hết, nhớ những chi tiết trong cuốn sách, nhưng mình lại muốn hiểu, mình mong mình sẽ đọc lại nó trong tương lai”
Review từ Lam Giang Huu – Goodreads, 2020
“Một cuốn sách đáng kinh ngạc. Nếu bạn nghĩ nó được viết về hành trình học lên tiến sĩ của một cô gái vùng núi mà đến tận 16 tuổi mới bắt đầu học các phép toán phức tạp hơn cộng trừ nhân chia.Có thể bạn nhầm. Sức nặng của cuốn sách không nằm ở đó. Câu chuyện là về sự tái sinh đầy vất vả của tác giả giữa những bủa vây của gia đình. Bạn nhìn thấy cuộc sống trong những trang sách, nó cứ cuộn xoáy, lặp lại, thay đổi, rồi lại đến với một bộ mặt khác, nhưng bên trong vẫn như cũ, đó là sự khó lường trong một khuôn khổ quen thuộc. Bạn còn nhìn thấy khó khăn vượt ra ngoài những trang sách. Nó không kết thúc khi cuốn sách kết thúc. Bởi vì cuộc sống phải tiếp diễn. Chính tác giả sẽ viết tiếp cuộc đời mình. Kết sách đẹp.
Văn phong của một người nghiên cứu lịch sử được áp dụng cho thể loại tự truyện làm cuốn sách có nét rất đặc biệt. Đặc biệt hơn là cá nhân tác giả (không chỉ một lần mà nhiều lần) tự nghi ngờ trí nhớ của mình, nghi ngờ tính xác thực trong những lời kể của bản thân. Thật khó để bạn hình dung ra được dù tôi có cố gắng mô tả. Chỉ có thể tự bạn mở quyển sách ra và trải nghiệm”
Review từ DarthWyse – Goodreads, 2021
“Khát khao tri thức
Tác giả đã thành công trong việc tái hiện cuộc đời của mình một cách sinh động. Khó có thể tin được một người hoàn toàn bình thường, gia cảnh cũng không quá nghèo khó nhưng lại không được đi học và bị cha mình tiêm nhiễm vào đầu những điều xấu xa hư ảo về thế giới xung quanh. Cuốn sách không đơn thuần là một câu chuyện mà là một cuộc đấu tranh tư tưởng, một chuyến hành trình dài của chính bản thân tác giả từ lúc do dự có nên đi học không hay cứ là một người con ngoan của gia đình đến khi đã trở thành một tiến sĩ. Mỗi quyết định đều dẫn chúng ta đến một tương lai khác nhau và quyết định nào cũng mang đến cho ta một thứ gì đó nhưng lại lấy đi một thứ khác. Được Học có ý nghĩa tích cực cao trong việc khích lệ tinh thần học tập, qua đó mọi người, đặc biệt là giới trẻ nên nhận thấy được tầm quan trọng của việc học. Trong khi có những người khao khát, đấu tranh để được đi học, vậy tại sao những người có cơ hội được học lại tỏ ra hời hợt”
Review từ Rùa – Goodreads, 2020
“Mình hiểu tại sao nhiều ng thích quyển hồi ký này (bill gates chẳng hạn), vì nó kể toàn những câu truyện quá quá là lạ lẫm với cả 1 nước đang phát triển như VN mình chứ k nói để 1 nước Phát triển như Mỹ.
mình chỉ thắc mắc sao cả gia đình nhà c đấy đều có thể sống sót sau những sự vụ như thế nếu nó là thật trong khi với những ng khác chỉ 1 biến cố nhỏ hơn thế cũng có thể làm họ mất mạng.^^
cái mình k thích là những đoạn chị ấy kể 1 chuyện và theo góc nhìn khác nhau, nó làm mình rối trí, mình chỉ thích nghe kể 1 lần và nhớ nó thôi.
và thêm 1 đều, cho mình xin lỗi nếu đã làm cho các fan của c đấy bực mình, nhưng chính vì lý do bên trên (việc suy nghĩ của c đấy quá mâu thuẫn, cứ kể đi kể lại mỗi lần 1 khác) làm mình có cảm giác như c đấy cũng có vấn đề về tâm lý, như là 1 chút gene di truyền sẽ nằm trong tất cả thành viên trong gia đình Westover.”
Review từ Tuan – Goodreads, 2021
“Hành trình giáo dục đúng như câu cuối cùng của tự truyện mà Tara Westover đã viết. Câu chuyện kể về hành trình của Tara vượt qua những khó khăn, những trở ngại để “được học”. Chẳng ông bố bà mẹ nào lại không muốn con cái mình được hạnh phúc, nhưng bố của Tara thật “kỳ quặc”- một người đàn ông mắc chứng rối loạn lưỡng cực/tâm thần phân liệt nhiều lần không muốn con gái của mình tiếp xúc với sách vở; ông chỉ muốn con gái quanh quẩn bãi đồng nát hoặc nối nghiệp đỡ đẻ của bà mẹ. Tara đã bắt đầu quá trình học từ lúc mười bảy tuổi, có lúc cô phải mất 3 giờ đồng hồ lái xe để gặp anh trai mình nhờ giảng cho một bài lượng giác, lúc học đại học ở BYU cô đã phải làm bảo vệ tòa nhà để có tiền trả học phí, nhưng mười năm sau cô đã được công nhận là Tiến sĩ sử học tại Cambridge. Phải nói thật phi thường”
Review từ Minh Hieu – Goodreads, 2022
“Đọc xong quyển sách này cảm thấy mình thật may mắn vì được đi học, vì được tiếp cận nền giáo dục. Tara dù sinh ra ở một gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tín điều tôn giáo, một người bố một người anh không bình thường nhưng vẫn cố gắng để có thể tiếp cận nền giáo dục. Đôi lúc Tara còn đứng trước nguy cơ phải đánh đổi cả gia đình để được học, thậm chí còn bị coi là quỷ dữ hay nguy hiểm.
Đọc cuốn này thực sự sốc lại tinh thần rất tốt, mình có thêm động lực để học hành, có thêm động lực để vượt qua khó khăn thử thách. Vì mình biết, những khó khăn của mình chẳng thể nào so với Tara. Mình được đi học, được tiếp cận nền giáo dục và có nhiều thuận lợi hơn vậy chẳng có lý do gì mình không thể làm được những điều Tara làm”
Review từ Phuong Thu Ha – Goodreads, 2021
“Lâu lắm không có cảm giác phải đọc 1 lèo cho bằng hết quyển sách. Bắt đầu lúc 11h và kết thúc vào 4h sáng hôm sau, mệt rũ nhưng hoan hỉ vì đã đọc được 1 quyển sách hay tuyệt. Quyển hồi ký về 1 cô gái phi thường đến khó tin, bắt đầu đi học từ năm 17 tuổi và sau 10 năm giành được học vị tiến sĩ Cambridge. Câu chuyện về Tara gợi cho mình nhớ nhiều về chuyến đi xuyên Mỹ năm 2017, từ Texas đến Rochester và ghé qua khu sinh sống của người Amish. Nhớ bộ quần áo nâu tự dệt và nhuộm của cô bé trong ngôi làng, khuôn mặt xinh đẹp nhưng đôi mắt trống rỗng. Tara có lẽ cũng đến từ 1 ngôi làng như thế, nhưng khát vọng được học, khao khát đến gần với cuộc sống thay vì chuẩn bị cho Ngày tận thế đã cho cô gái đó nghị lực và sức mạnh đáng kinh ngạc để vượt lên số phận
Chúng ta không chọn được nơi sinh ra nhưng có lẽ có thể chọn được nơi chúng ta sẽ đến, phải vậy…”
Review từ Thiện Đình Nguyên – Goodreads, 2021
“Câu chuyện về một cô gái sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố là tín đồ phái Mặc Môn. Một ông bố cuồng đạo, một bà mẹ đi theo ông chồng và những đứa con lớn lên theo cách ông bố muốn. Lần lượt những người con trong gia đình ra đi để tìm kiếm cuộc sống riêng. Tìm kiếm trí thức thay vì những điều ông bố dạy. Một người được cho là mắc chứng rối loạn lưỡng cực hay bị tâm thần. Nhân vật tự truyện bắt đầu con đường học vấn từ năm 17 tuổi. Và sau 10 năm nỗ lực đã đạt đến học vị tiến sĩ. Nhưng cô đã đánh mất gia đình mình. Một nỗi khao khát được đoàn tụ, được gia đình công nhận cháy bỏng trong cô. Nhưng cô không hối hận khi quyết tâm theo con đường học vấn!”
Review từ Đậu Hồng Cúc – Goodreads, 2021
“Đã có ít nhất khoảng 3 đến 4 người bạn gợi ý cuốn này để mình đọc. Và sau khi đã đọc hết nó thì mình nghĩ rằng đây là cuốn sách dành cho tất cả mọi người ít nhất đọc qua một lần trong đời.
Cuốn sách hay không phải ở sự trau chuốt qua từng câu chữ mà ở việc truyền động lực trên hành trình học tập với mọi người. Bởi mình luôn rằng, học tập luôn khiến chúng ta hoàn thiện bản thân và có được cách giáo dục gia đình đến thế hệ sau đúng đắn nhất, tránh được những tổn thương có thể đeo đuổi suốt đời như nhân vật Tara phải chịu.”
Thu Uyên