Khaled Hosseini, sinh năm 1965 tại Kabul – Afghanistan, ông hiện là tiểu thuyết gia và dược sĩ tại Mỹ. Những hồi ức tuổi thơ, kho tàng thơ ca Afganistan cùng mối liên hệ với những người Afgan thuộc chủng tộc Hazara đã gợi cảm hứng cho ông viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tay xuất sắc – Người Đua Diều.
Liên hệ tác giả:
- Facebook: https://www.facebook.com/KhaledHosseini
- Instagram: https://www.instagram.com/khosseini/
- Website: https://khaledhosseini.com/
Danh sách
Sách của Khaled Hosseini
- Người Đua Diều
- Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ
- Và Rồi Núi Vọng
- Sea Prayer
Review “Người Đua Diều”
“Có lẽ khi nghe đến cái tên Afghanistan, người ta phần nhiều nhớ đến 1 đất nước gắn với chiến tranh và đổ nát. Nhưng trước khi chiến tranh bao trùm đất nước, nơi đây qua lời kể của tác giả, trong ký ức của tác giả, đó là một nơi rất đẹp, rất yên bình. Mình sẽ không bàn tới những mặt chính trị, xã hội được đề cập trong sách. Mình chỉ muốn chia sẻ về cảm nhận những câu nói khiến mình xúc động và tâm đắc.
Câu đầu tiên là của Baba khi ông giải thích cách ông nhìn nhận về “Mọi tội khác đều là biến thái của tội ăn cắp”. “Khi con giết một người, con ăn cắp một cuộc đời-Con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp cha của lũ trẻ. Khi con nói dối là con ăn cắp ai đó được biết sự thật. Khi con lừa bịp, con ăn cắp quyền được ngay thẳng”. Baba, người nói ra câu nói đó, một người vĩ đại trong mắt Amir và mọi người, lại phản bội chính câu nói của mình, ôm theo một dối trá bí mật xuống mồ. Khi nói ra câu nói đó, phải chăng chính ông cũng thấy tự dằn vặt? Và Amir, người được nghe câu nói đó, cũng giam mình trong tội lỗi dối trá, và có lẽ cũng dằn vặt đến suốt đời nếu không có chú Rahim Khan chỉ ra một con đường để chuộc lại lỗi lầm.
Câu nói thứ 2 là của chú Rahim Khan: “Trẻ con đâu phải những quyển sách tập tô màu. Anh không phải bôi đầy chúng bằng những màu anh ưa thích”. Cảm nhận của mình về người chú này là một người rất chịu khó hiểu và yêu thương trẻ con, chỉ tiếc là số phận của chú không vượt qua được những định kiến, phân biệt xã hội để giành lấy tình yêu của mình, mất người yêu thương, cũng chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác làm cha thực thụ, đến cuối cùng cũng ra đi một cách cô độc.
Câu nói khiến mình xúc động nhất, ngắn gọn nhưng đầy chân thành của Hassan:” Vì cậu, cả ngàn lần rồi”. Đọc đến đoạn này, thật sự cảm xúc dâng tràn. Hassan, cậu bé tốt bụng, cam chịu số phận sinh ra đã bị coi là thấp kém hơn, chịu những dè bỉu, những bất công xã hội, cậu trước sau không hề biến chất, vẫn luôn đối xử với những người cậu yêu thương bằng lòng chân thành sâu sắc nhất, đặc biệt với Amir, người bạn cùng chập chững những bước đi đầu tiên, cùng lớn lên. Hassan đối với Amir chân thành như thế, vậy Amir, khi nghe câu nói đó, cậu đã thật sự đối với Hassan như một người bạn thực sự chưa? Điều rút ra từ cậu bé Amir, với mình, đó là hãy dạy cho những đứa trẻ cách sẵn sàng đối mặt với lỗi sai của nó, vì khi nó sợ đối mặt lỗi lầm và tìm cách che giấu đi sự thật, có thể nó sẽ làm những chuyện còn đáng sợ hơn để che giấu lỗi lầm đó.
Và cuối cùng bài học từ cậu bé Sorhab, hãy luôn giữ lời hứa với một đứa trẻ, có những lời hứa khắc tận tim can của chúng, phản bội lời hứa có thể làm đứa trẻ mỏng manh đó vỡ tan ra. Vài dòng cảm nhận của mình, không biết mọi người có thấy mình khắt khe với nhân vật Amir quá không, thực sự với mình, Amir là một cậu bé đáng thương nhiều hơn đáng trách, một cậu bé nhạy cảm với khát khao nhận được sự chú ý từ Baba vĩ đại của cậu. Vì lỗi lầm lúc nhỏ mà sống trong giày vò nhiều năm và cũng đã dũng cảm thực hiện cuộc hành trình đầy khó khăn để chuộc lại lỗi lầm đó.
Xin lỗi nếu bài chia sẻ tiết lộ nhiều tình tiết nha, nhưng cuốn sách này thật sự đáng đọc ạ?” – Sophia Dang (Tiki)
“Một cuốn tiểu thuyết thực sự HAY và ĐÁNG ĐỌC!
Chỉ riêng chương I mình đã phải đọc thật chậm bởi ngôn từ của tác giả quá sâu sắc. Những chương đầu chưa thực sự quá lôi cuốn mình, nhưng những chương sau được liên kết với những sự kiện ở trước khiến mình phải đọc liên tục không ngừng.
Chắc chắn mình sẽ đọc lại quyển này nhiều lần nữa.” – Thành Trung Nguyễn (Tiki)
“29/08/22 – 06/09/22. end Lâu lắm rồi mới đọc được cuốn sách hay đến vậy. Mặc dù nội dung rất cuốn nhưng bản thân mình chưa đủ mạnh mẽ để đọc liên tục được. Có những đoạn buộc mình phải dừng lại để suy nghĩ và cảm thông, có những đoạn khiến mình tức giận vì thái độ chần chừ có thể nói là yếu đuối của nhân vật và cả những đoạn làm mình bật khóc không thể đọc tiếp vì thương cảm cho số phận con người trước sự phân biệt giai cấp, chủng tộc và sự rẻ mạt của một sinh mạng trong chiến tranh. Nhưng trên tất cả, mình khâm phục tình bạn cao quý mà Hassan dành cho Amir ” Vì cậu, cả ngàn lần rồi “. Khâm phục tinh thần trượng nghĩa của người cha vì bảo vệ một người phụ nữa xa lạ trước những hành vi vô luân dẫu bản thân có thể gặp nguy hiểm,.. và cả hành trình chuộc lại lỗi lầm dẫu cho nó có quá muôn màng đi chăng nữa. Và ” Vì cháu, cả ngàn lần rồi”” – Thu Hân (Tiki)
Review “Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ”
“Mình thích cuốn này hơn Người đua diều. Số phận thảm thương của những người phụ nữ ở đất nước chiến tranh, nghèo đói triền miên, sự man rợ của người đàn ông, trọng nam khinh nữ đc thể hiện qua cuốn truyện. Ko ai có thể tưởng tượng đc 2 cô gái với gia cảnh hoàn toàn trái ngược lại phải chịu phận chung chồng. Nhưng họ lại chính là điểm tựa của nhau vượt qua khó khăn, cùng yêu thương những đứa trẻ, hàn gắn những vết thương mà từng ngày họ phải chịu đựng. Nhiều khi đọc những đoạn Raseed chơi đùa với con trai ông ta mình ko nghĩ ông ta có thể tệ đến thế, phần nhiều là bản chất với suy nghĩ đàn ông ngồi lên đầu phụ nữ, một phần nhỏ mình nghĩ do hoàn cảnh, thời thế lúc bấy giờ. Như là họ khổ quá nên cứ hành hạ nhau vậy” – Tịch Nhan (Goodreads)
“4.5*
Thật xuất sắc.
Quá lôi cuốn.
Một câu chuyện đầy biến động.
Biết bao lần mưa bom lửa đạn trút xuống quốc gia khốn khổ ấy, bởi quân đội Xô Viết, lực lượng Chiến binh Hồi giáo, chính quyền Taliban và đế quốc Mỹ.
Quá nhiều mất mát.
Thân phận phụ nữ Afghanistan đúng là trăm cay đắng nghìn tủi nhục.
Hạnh phúc, khi họ đạt được, thì cái giá đã trả, là vô cùng đắt.
Có dịp mình sẽ xơi nuốt cuốn “Và rồi núi vọng” của tác giả Khaled Hosseini này.” – Holly Lê (Goodreads)
Tìm hiểu thêm về sách tại Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.
Review “Và Rồi Núi Vọng”
“Mình không thích cuốn này bằng hai cuốn trước của Khaled Hosseini là Người Đua Diều và Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ, vì cách bác Hosseini kể chuyện ở cuốn này sao mà khác xa với hai cuốn trước. Thay vì tập trung vào việc kể câu chuyện của hai nhân vật chính, bác lại dàn trải cả cuốn tiểu thuyết ra thành một tuyển tập những mẩu chuyện đời của những nhân vật khác nhau, tất cả đều có liên quan theo cách nào đó tới hai nhân vật chính. Cách kể chuyện như vậy cũng thú vị đấy, vì mình được đọc về cuộc đời của nhiều người hơn là chỉ Pari và anh trai bà, cùng những thăng trầm, biến cố, những bi kịch và cả những rẽ lối trái ngang nảy sinh từ quyết định mang tính định mệnh của cha hai người vào mùa thu năm 1952. Tuy nhiên, mình cũng thấy một số mẩu chuyện, một số phần có vẻ dư thừa quá, và không phục vụ gì mấy cho cốt truyện chính.
Ấy thế mà, đúng thương hiệu tiểu thuyết của Khaled Hosseini, khi kết thúc quyển sách luôn là những giọt nước mắt, những hoài niệm và những ký ức hiện lên như một vòng lặp, hô ứng với phần mở đầu câu chuyện. Đúng là núi đã vọng, vọng về những mất mát, những chia ly, những tháng năm cách xa nhau không thể nào lấy lại được. Những quyết định tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng lại có thể vang vọng qua hàng thế kỷ vậy đấy.
Thích nhất là hai chương cuối, đặc biệt là phần truyện về cuộc đời của Markos và cô bạn thuở ấu thơ Thalia của anh, về cái ngày Thalia dạy Markos làm máy chụp ảnh, và những lát cắt cuộc đời đi tình nguyện khắp thế giới của Markos lần lượt hiện ra, theo từng nhịp đếm giây cho đến khoảnh khắc cái máy ảnh tự chế của hai đứa trẻ chụp bức ảnh đầu tiên của nó – bức ảnh một Thalia hướng khuôn mặt bị biến dạng của mình về phía biển, được Markos cất giữ trong nhiều năm như thể cô là kết nối duy nhất của anh đến với nơi anh gọi là nhà…” – Nhi Nguyễn (Goodreads)
Tìm hiểu thêm về sách tại Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.
Như Hiếu