George Samuel Clason hay còn biết đến với tên gọi George S. Clason là một doanh nhân, nhà văn người Mỹ, tên tuổi của ông thường được gắn liền với cuốn sách của ông Người giàu có nhất thành Babylon được xuất bản lần đầu vào năm 1926
Báo chí nói về George Samuel Clason
- Waka: https://ebook.waka.vn/tac-gia/george-s-clason-aGE23W.html
- Firstnews: https://firstnews.com.vn/vi/tac-gia/george-sclason-a242.html
- Kênh 14: https://kenh14.vn/10-cuon-sach-ve-tien-bac-hang-dau-giup-ban-thoat-khoi-nhung-on-ao-tren-mxh-va-tien-gan-toi-su-giau-co-va-an-toan-tai-chinh-20210515083956611.chn
Liên hệ tác giả
Danh sách
Sách của George Samuel Clason
- Người giàu có nhất thành Babylon
Review “Người giàu có nhất thành Babylon”
“Quyển sách kì diệu, thay đổi nhân sinh quan và cách tiêu dùng của cá nhân tôi. Quyển sách đưa ra 5 nguyên tắc để khiến bản thân trở nên giầu có hơn. Nguyên tắc thứ nhất : Dùng 1 phần 10 hoặc nhiều hơn thế trong tổng số tiền bạn kiếm được để tiết kiệm. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết trước được các tình huống bất ngờ trong tương lai khiến bạn bắt buộc phải tiêu tốn một khoản tiền lớn. Nguyên tắc thứ hai: Học cách tự bảo vệ tiền bạc của bản thân và sử dụng chúng một cách thông minh. Nguyên tắc thứ ba: Tiền không phải mục đích mà là công cụ. Lấy tiền làm công cụ để kiếm ra tiền và lấy tiền làm công cụ để có được những thứ mà bạn yêu thích, mong muốn. Nguyên tắc thứ tư: Đầu tư vào những thứ bạn không thực sự hiểu rõ, số tiền của bạn sẽ không cách mà bay. Nguyên tắc thứ năm Nghe theo những người xấu, những người lừa đảo thì khoản đầu tư của bạn chắc chắn không thể thu hồi. Do đó, bạn đừng bao giờ đặt sự tin tưởng của bản thân lên lời nói của người khác Chỉ năm nguyên tắc cơ bản đó đã đặt nền móng cho toàn bộ những tư tưởng làm giàu hoặc kiểm soát tài chính bản thân của một con người. Muốn kiếm tiền phải biết kiểm soát bản thân và có chuyên môn sâu trong lĩnh vực mình đầu tư” – Bông hồng (Fahasa)
“Cuốn sách này đã gửi những lời khuyên bổ ích, không chỉ giúp chúng ta biết cách sử dụng tiền mà còn đưa ra những cách để kiếm ra tiền. Tác giả lồng ghép câu chuyện từ thời babylon để chúng ta hình như dung rõ hơn về những phương pháp ấy và áp dụng nó tốt hơn trong cuộc sống.Những trích dẫn đắt giá từ “Người Giàu Có Nhất Thành Babylon” giúp bạn quản lý tài chính một cách khôn ngoan -“Phải dành riêng cho mình một phần mười trong tổng số tiền mà mình đã kiếm được”. Hãy nghĩ đến điều đó vào mỗi buổi sáng thức dậy, mỗi buổi trưa trước khi ăn và cả trước khi đi ngủ vào buổi tối. Phần dành riêng cho mình không được dưới một phần mười tổng số tiền kiếm ra và phải thu xếp các khoản chi tiêu khác một cách hợp lý để không vượt quá số tiền còn lại, Chẳng bao lâu sau, bạn sẽ cảm nhận được sự thích thú của một người đã sở hữu một tài sản hoàn toàn là của mình. Điều này cũng sẽ kích thích các bạn nỗ lực kiếm tiền nhiều hơn, và sau đó làm cho tài sản của bạn ngày càng sinh sôi. – Trước khi cho bất cứ ai vay mượn tài sản của mình, bạn phải chắc chắn rằng người đó có khả năng hoàn trả lại. Bạn phải lấy uy tín, khả năng thu nhập và công việc của người đó để đảm bảo. Hoặc khi quyết định bỏ vốn đầu tư, bạn phải lường trước những hiểm nguy có thể xảy ra và cách giải quyết như thế nào cho thỏa đáng. – “Trách nhiệm của mỗi người là phải biết chuẩn bị một khoản tài sản cần thiết khi bạn về già. Điều này không chỉ nhằm nuôi sống bản thân khi bạn an hưởng tuổi già, mà còn có thể chu cấp cho các thành viên trong gia đình khi bạn không còn khả năng làm việc được”. – Dù làm bất cứ việc gì, các bạn cũng cần phải luôn luôn tìm cách trau dồi, nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp của mình. Nếu là một thợ thủ công, bạn phải học hỏi những phương pháp và cách sử dụng các công cụ mới để tay nghề ngày càng điêu luyện hơn. Nếu bạn làm việc trong ngành pháp luật hay bệnh viện, thì nên tham khảo hoặc trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp để nâng cao kiến thức. Hoặc nếu là thương gia, bạn phải thường xuyên đi đến nhiều nơi để tìm mua những hàng hóa tốt nhất – Với giá rẻ nhất để thu được nhiều lợi nhuận hơn mà khách hàng của bạn vẫn thấy hài lòng. – Nếu anh dự định thực hiện một công việc nào đó, anh hãy mạnh dạn hợp tác với những người có nhiều kinh nghiệm, khôn ngoan và uy tín trong lĩnh vực mà anh định tham gia. Nhờ vào họ, một mặt anh có thể học hỏi, tiếp thu nhiều kinh nghiệm, mặt khác số tài sản của anh không những được an toàn mà còn sinh ra lợi nhuận.” – Han Linh (Fahasa)
“Đây là cuốn sách có liên quan đến kinh tế đầu tiên tôi đọc. Ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, xúc tích, cuốn sách truyền tải nhiều thông điệp, bài học giá trị qua câu chuyện của những nhà thương gia và những người vượt lên số phận nhờ nghị lực và sự kiên trì, bền bỉ.
Thu lượm:
Quy tắc làm giàu:
+ Cất dành 1/10 số tiền kiếm được hằng tháng.
+ Tìm và nhận những lời khuyên có giá trị từ những người đi trước, có kinh nghiệm.
+ Chi tiêp hợp lí, nghĩ về lợi ích tương lai thay vì hưởng thụ trước mắt.
+ Khiến tiền sinh tiền.
Làm việc và làm việc không ngừng, yêu lấy công việc đang làm, nó sẽ mang tới lợi ích to lớn.
Đã từng tồn tại 1 thị trấn nhỏ cực kì giàu có, người ta gọi là vương quốc Babylon (nay thuộc Iraq), sau bị đế quôc Ba Tư chinh phạt và sụp đổ. Ngày nay còn lại số di tích như tường thành,.. ” – Nhã Trương (Goodreads)
“Sách kinh điển vẫn cứ là chuẩn nhất. Thời gian đã chứng minh tất cả, không có gì để nhận xét là quá hay
Vài bài học riêng mình note lại để ngẫm:
Nhiều người thành công kể rằng họ bắt đầu sự nghiệp với 2 bàn tay trắng, và họ chưa kể hết hoặc không biết là chính họ còn có “lòng ham thích làm giàu” nữa – với 1 ý chí sắt đá và sau đó là sự kiên nhẫn, chịu khó
Dù làm bất cứ nghề gì, luôn tìm cách nâng cao, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp
Tuổi trẻ vẫn hay có nhiều tham vọng, thường nôn nóng trong việc thực hiện những viễn cảnh đầy hứa hẹn – làm và nhẫn nại
Hãy hỏi rồi học từ những người khôn ngoan !” – Anh Tuấn (Goodreads)
“Tóm tắt sách “Người giàu nhất thành Babylon”
Bí quyết làm giàu theo người giàu nhất thành Babylon chẳng có gì phức tạp, hầu như ai ở thời đại này cũng đã nghe đến ít nhất một lần: tiết kiệm.
Nhưng không chỉ nói, nghĩ tiết kiệm chung chung, cần phải đưa tiết kiệm vào chính sách, quy trình và buộc bản thân phải kiên trì tuân theo chính sách quy trình đó. Như Arkad – người giàu nhất thành Babylon đã nói, nếu ông tự đặt cho mình 1 nhiệm vụ nhỏ nhặt là mỗi ngày khi đi qua cầu, ông sẽ nhặt 1 hòn sỏi trên đường ném xuống sông. Đến ngày nào đấy ông đi qua cầu mà quên mất nhiệm vụ, ông sẽ không xuề xòa nghĩ răng mai ném 2 viên bù vào cũng được, ông sẽ quay lại và thực hiện đúng việc cần phải làm. Ông cũng sẽ không bao giờ nao núng nghĩ ràng việc mình làm là vô nghĩa, đơn giản là ông đặt ra cho bản thân một nhiệm vụ, và ông sẽ hoàn thành nó.
Sau tiết kiệm là đầu tư, hãy giao tiền cho những kẻ khôn ngoan, những người là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, đừng giao cho một người thợ đóng gạch đi buôn trang sức. Và cũng đừng ham những món hời mang lại giàu có một cách nhanh chóng, vì những phi vụ như thế chẳng khác nào đánh bạc, có thể mất cả gốc lẫn lãi bất kỳ lúc nào.
Ngoài tiết kiệm và đầu tư, sách cũng nhắc đến 1 yếu tố nữa là may mắn, nhưng không phải kiểu may mắn ở sòng bạc hay trường đua ngựa, may mắn chỉ đến với những người sẵn sàng đón nhận cơ hội. Ở đây có 2 khái niệm dễ gây nhầm lẫn: “Thận trọng” và “Chần chừ”. Người thận trọng xem xét toàn bộ vấn đề một cách khách quan, không bị mờ mắt bởi những món hời mà quên đi những rủi ro. Trong khi người chần chừ lại trì hoãn việc ra quyết định bởi những lý do không hợp lý. Nữ thần may mắn sẽ không mỉm cười với những kẻ hay chần chừ, thiếu quyết đoán.
Tóm lại:
“Tiết kiệm + Đầu tư + May mắn + Thời gian = Thịnh vượng”” – Dương Nguyễn (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.
Phạm Thị Như Trúc