Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952) tại Nghệ An. Ông tên thật là Hoàng Ấu Phương, là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, trong đó thành công nhất là “Nỗi Buồn Chiến Tranh”.
Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề “The Sorrow of War”, được ca tụng rộng rãi và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này được bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rất nhiều ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh Việt Nam được xuất bản ở đây.
Tác phẩm này cũng đã được chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới.Vào tháng 8 năm 2016, nhà văn Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh vừa được nhận giải thưởng văn học Sim Hun của Hàn Quốc.
Báo chí nói về Bảo Ninh
- Revelogue: https://revelogue.com/tac-gia-bao-ninh/
- Báo Tuổi Trẻ: https://tuoitre.vn/bao-ninh.html
- Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/noi-buon-cua-bao-ninh-post1306165.tpo
- Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/nhat-chuyen-van-nhan-bao-ninh-va-nhung-am-anh-chien-tranh-post1435003.html
Danh sách
Sách của Bảo Ninh
- Trại Bảy Chú Lùn
- Nỗi Buồn Chiến Tranh
- Khắc Dấu Mạn Thuyền
- Bội Phản
Review “Nỗi Buồn Chiến Tranh”
“Để mình chỉ cho các bạn một tác phẩm không vị nghệ thuật, cũng chẳng vị nhân sinh, mà là vị con ngừoi…
Một cuốn sách vừa đúng như tên của nó “Nỗi buồn chiến tranh”, vừa nhiều hơn tên của nó rất rất rất nhiều. Nỗi buồn đến từ chiến tranh đã là đề tài nhiều cuốn sách đề cập đến, nhưng rất ít cuốn sách nói về nỗi buồn “sau” khi chiến tranh đi qua. Người ta nói nhiều rồi về những vinh quan sau khi chiến trường qua đi, cuối con đường ấy là ánh sáng rực rỡ của độc lập, của chiến thắng. Ngừoi ta dễ lắm động lòng trước một câu chuyện anh hùng với kết thúc có hậu như thế.
Nhưng ngừoi ta không kể, chẳng ai muốn kể cả, cuộc sống của những ngừoi lính sau cái kết thúc vẻ vang ấy.
Chiến tranh đã tàn phá họ như thế nào
Chiến tranh đã lấy đi của họ những gì
Nó không đơn thuần lấy đi của họ một phần cơ thể, một đôi bàn tay, một ngừoi đồng chí, một mối tình..
Caí nó lấy đi, cái nó tước khỏi họ, là một cái gì đó ở sâu lắm, một cái gì đấy cốt lõi, một cái gì đấy khiến họ vĩnh viễn không bao giờ có thể thực sự sống một cách bình thường được nữa.
Cái nó lấy đi, là cả một cuộc đời. Cuộc đời của một con ngừoi sau chiến tranh.
Chưa có một cuốn sách nào làm mình như bị hẫng lại một nhịp với mọi cảm xúc. Thường khi đọc một phân đoạn xúc động nào đấy, chúng mình sẽ dễ bật khóc luôn đúng không, nhưng có những lúc đọc tác phẩm này, mình khóc vì nhớ lại phân đoạn mình đọc 2,3 trang trước đó. Cứ như thể, ngòi bút nhẹ nhàng viết tựa có tựa không làm những câu chuyện ấy không tác động ngay, nó ngầm vào bạn từ từ, để rồi đến một điểm bùng nổ nào đó, bạn rơi nước mắt.
Nó như những gì xảy ra với người lính hâụ chiến vâỵ, nó là cái gì đấy gặm nhấm từ từ, từ từ nhưng vạn lần dai dẳng. Họ gặp lại những ngừoi đồng đội đã hy sinh trong giấc mơ, họ gặp lại những tử thi, họ ám ảnh về những ngừoi đã ra đi vì chính lỗi lầm của họ. Họ ám ảnh bởi một quy luật bất thành văn “tôi chết tức là đồng đội tôi được sống”
Hết chiến tranh rồi đấy, nhưng ai bảo họ không còn sống trong chiến tranh nữa?
Mình hỏi bạn nhé, nếu trong tay bạn có một quả lựu đạn. Bạn trong chỗ nấp chứng kiến một toán giặc đang hiếp một cô giao liên nữ là đồng đội của bạn, nhưng quả lựu đạn bạn đang cầm là thứ vũ khí tự vệ duy nhất cho cả đoàn ngừoi toàn là các thương binh trọng thương đang đợi bạn. Bạn sẽ làm gì? BẠN SẼ LỰA CHỌN LÀM GÌ?
Cuốn sách này đ��c biệt vì nó không viết nhắm mục đích tuyên truyền một chính đảng, một chủ nghĩa gì cả. Nó cũng không phaỉ một cuốn sách phản chiến kiểu tiêu tư sản đầy tính cá nhân. Nó chỉ là được viết ra trong khao khát của tác giả để viết lại, lưu lại một cái gì đó những ký ức của ông về cuộc sống của những ngừoi lính ấy. Nên nó không cần có cốt truyện, nó cũng chẳng cần một nhân vật anh hùng, nó đương nhiên không cần cả một cái kết có hậu, ấy thế mà mọi miêu tả của nó, những hy sinh, những yêu thương, những nhục dục hay đam mê, những sai lầm hay lạc lối đều thật đời, và vì thế nó thật đẹp và đáng trân trọng.
Mình sẽ không recommend cuốn sách này cho tất cả mọi ngừoi, vì nó không hề dễ đọc. Nhưng nó là một trong những trải nghiệm đọc sách tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mình. Nó vượt xa khuôn khổ của một cuốn sách nói về chiến tranh Việt Nam, vì nó lấy trọng tâm là con người và câu chyện của họ, và con người thì có mặt ở mọi nơi, nên nếu các bạn muốn trải nghiệm một cuốn sách đơn thuần là vì con ngừoi cần thở, cần viết và cần được kể, thì hãy tìm đọc Nỗi buồn chiến tranh nhé.
Mình cho cuốn sách này 10 sao trên 5 sao…” – Hà Khuất (Goodreads)
“Thế hệ mình sinh ra khi chiến tranh đã lặng tiếng, chỉ còn biết về chiến tranh qua những đoạn phim màu đen trắng chiếu trong những ngày kỷ niệm và những Việt Bắc, những Tnú học trong sách giáo khoa. Thế nên, với mình, chiến tranh là thứ gì xa lạ lắm, khổ đau và hi sinh nhưng nhiều hơn hết vẫn là oai hùng và kiên gan, là tình yêu nước dùng máu nhuộm đỏ màu cờ. Chiến tranh vì thế buồn nhưng vẫn đẹp một cách kỳ lạ.
Nhưng đọc xong cuốn sách này, cái cảm giác ấy bay biến gần như hoàn toàn. Chẳng có gì là gọi là đẹp, chẳng có gì gọi là dũng cảm hay tình yêu nước vượt lên trên khát vọng sống cả. Một thế hệ bị cơn sóng chiến tranh ập đến và cuốn đi. Trong số hàng vạn người đó, mấy phần là muốn ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc, mấy phần là bị ép buộc phải bỏ lại quê nhà mà phải chết đi đầy đau đớn, nằm lại nơi rừng thiêng nước độc xa lạ. Kể cả với những người sống sót, như Kiên, như Phương, cái bóng ma của chiến tranh vĩnh viễn ám lấy cuộc đời họ, họ trở thành những thứ gì đó nửa người nửa ma, một chân đã bước vào mảnh đất hòa bình mà tâm tưởng vẫn bám víu lấy quá khứ chiến tranh loạn lạc. Mình không hình dung được tầm cỡ nỗi đau mà chiến tranh để lại cho đến khi đọc cuốn sách này. Tác giả dùng chữ Nỗi buồn để đặt tên vẫn còn nhẹ nhàng lắm. Chiến tranh hoàn toàn không có chút gì đẹp đẽ, như truyền hình và những tác phẩn văn chương ngợi ca vẫn vẽ nên.
Mình muốn chép lại đây vài đoạn mà dù có tách ra khỏi bối cảnh câu chuyện thì vẫn khiến người đọc rùng mình vì tầm ảnh hưởng quá lớn mà chiến tranh gây ra, cả với người ra đi và người ở lại:
– Giá có cách gì thông tin cho họ biết là đã thắng lợi rồi cho họ an lòng nhỉ?
– Ôi giời. Có nói được thì cũng nói làm gì cơ. Dưới âm ty người ta chẳng nhớ chiến tranh là cái trò gì nữa đâu. Chém giết là sự nghiệp của những thằng đang sống.
– Nhưng dù sao thì cũng đã hòa bình. Giá mà giờ phút hòa bình là giờ phút phục sinh tất cả những người đã chết trận nhỉ.
– Hừ, hòa-bình! Mẹ kiếp, hòa-bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại chút xương. Mà những người được phân công nằm lại gác rừng le là những người đáng sống nhất.
[…]
Còn Kiên và Phương thì cứ ngồi lặng đi như vậy, tình cảm tê dại, không nghĩ ngợi nổi điều gì. Chẳng để ý đến máy bay, chẳng nhìn gì đến những người chạy bom chạy đạn từ thị xã không ngừng đổ ra, gồng gánh dắt díu, bồng bế, khiêng cáng.
Những cảnh khốn khổ, những cảnh thương tâm. Hai đứa cũng như quyết một mực không nói gì với nhau, không nhìn sang nhau. Không nghĩ tới khát tới đói, mặc dù rất đói, rất khát. Về sau, trong những đêm ngày liên miên của chiến tranh Kiên vẫn thường thấy lại ở mình và ở những người xung quanh những giờ phút dài dằng dác chìm chết trong trạng thái mất hồn này, một trạng thái như thể bị nhồi bông vào óc, không sợ hãi, không phấn chấn, không vui, không buồn, chẳng thiết gì, chẳng lo cũng chẳng mong gì, một trạng thái ù lì, mụ mị, đánh đồng người khôn người dại, người gan kẻ nhát, đánh đồng lính với quan thậm chí đánh đồng thù bạn, cuộc sống cõi chết, hạnh phúc đau khổ.
[…]
Một kẻ bị ma ám, người ta bảo thế, một di chứng của thời đại trước. Một con ma men, uống để sám hối, để chôn vùi những uẩn khúc, những tội lỗi hẳn là vô khối trong đời. Một kẻ được đàn bà ưa thích và cưu mang song lại là một tay ái nam ái nữ về phần hồn. Một tay tiểu tư sản thực thụ cuối cùng của khu phố, phản loạn và cực đoan song cực kỳ bạc nhược và cực kỳ do dự.” – Huyen Pham (Goodreads)
“3.75/5⭐
“4.25☆
06.06.22
Không phải gu, mà đọc xong thấy âm ỉ muốn vứt bộ lòng con tim đi 🙂
Có thể bạn sẽ sống sót khi bom đạn không giết được bạn trong chiến tranh, nhưng chiến tranh sẽ giết bạn mỗi giờ mỗi phút sau khi nó kết thúc.” – Thuy Quynh Nguyen (Goodreads)
“4/5, nhưng thật ra thì không thể đánh giá được. Đọc để biết, để không lãng mạn hoá chiến tranh.
(0:03)
The more I flipped through the pages, built back the story, the clearer its flow became. Hopefully someone will see the cinematic potential in this and do it justice.
Càng lật lại, càng ghi chép thì lại càng thấy mạch truyện rõ ràng hơn. Hy vọng rồi những hình ảnh này sẽ được chuyển thể thành phim.
(2:30)
Hy vọng “Anh vô cùng hạnh phúc trên con đường hướng mãi về quá khứ. Những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao chúng ta cần phải bước vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng tất cả và hy sinh tất cả. Ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành.”” – Trang (Goodreads)
Tìm hiểu thêm về sách tại Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.
Như Hiếu