Ari Shavit

Tác giả Ari Shavit sinh năm 1957 tại Rehovot, là nhà báo và nhà văn Israel, từng phục vụ trong quân đội, là phi công nhảy dù trong Lực lượng Phòng vệ Israel (TDF), học triết học tại Đại học Hebrew ở Jerusalem. Thập niên 1980, ông viết cho tạp chí tuần Koteret Rashit, đầu thập niên 1990, ông là Chủ tịch Hiệp hội Quyền công dân ở Israel, và năm 1995, ông viết cho tờ Haaretz.

Báo chí nói về Ari Shavit

Liên hệ tác giả

Sách của Ari Shavit

  • Miền đất hứa của tôi – Khải hoàn và bi kịch của Israel

Review “Miền đất hứa của tôi – Khải hoàn và bi kịch của Israel”

“Một quyển sách cho cái nhìn rõ ràng hơn về Israel. Theo hướng tiếp cận vi mô qua những cuộc gặp gỡ những con người của lịch sử, những thông tin được khảo cứu và xác thực. Với phong thái báo chí, mọi thông tin được truyền đạt cho người độc một cái nhìn khách quan, nhẹ nhàng, không quá nặng nề.
Tôi biết về Israel qua quyển Quốc gia khởi nghiệp nhưng với quyển sách này nó thay đổi quan điểm của tôi nhiều về quốc gia Israel.
Những cảm xúc nghẹn ứ, với những câu hỏi đúng sai trong đầu trước những tội ác, nỗi thống khổ, những áp bức, nỗi chia lìa, sự hụt hẫng trước sự thay đổi của thời thế. Đã nhiều lần trong lòng tôi quặn thắt khi đọc những dòng chữ ấy. Để rồi phải trấn tỉnh rằng đó là lịch sử, đó là sự sinh tồn của một quốc gia trước nạn diệt chủng, lằn ranh đúng sai là điều không thể phân định. Nhìn mọi thứ với cái nhìn cởi mở, không phán xét là điều tôi có thể làm.
Do Thái, một dân tộc với những con người từ những ngày đầu trên hành trình trở về Đất Thánh, từ bỏ quá khứ, gia đình, người thân, tôn giáo. Họ đơn độc, trần trụi, nhưng đó cũng chính là sức mạnh khiến họ biến Harod thành mảnh đất màu mỡ.
Họ chạy khỏi nạn diệt chủng, sự đồng hóa, sự áp bức, từ bỏ vị thế, địa vị, danh vọng ở mảnh đất phương Tây để trở về Israel. Khởi đầu từ trại tị nạn rồi đến những tiện nghi tối thiểu. Rũ bỏ con người trước kia, xây dựng mọi thứ từ đầu.
Đã có lúc tôi tự hỏi liệu rằng trong cuộc chiến này thì Israel và Palestine, ai là người sai?
Một dân tộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng cần một mái nhà hay một dân tộc bị đuổi khỏi chính ngôi nhà của mình bấy lâu nay? – Không ai cả…
Người Do Thái buộc phải cương quyết, tàn bạo, không nhân nhượng nếu họ không muốn tự đào mộ cho chính mình ở các lò thiêu tập thể, phòng hơi ngạt của Đức quốc xã.
Người Palestine vốn dĩ đã ở đó từ trước, họ bị đuổi khỏi mái nhà, cánh đồng, quê hương bao đời của cha ông mình, bị cướp bóc, giết hại, …
Hai dân tộc có thể sống dung hòa với nhau như cái thời người Do Thái mới đến mảnh đất này? Câu trả lời là không.
Không có sự tha thứ cho những kẻ cướp quê hương mình, và cũng không thể đảm bảo sự an toàn trước một mối nguy hại luôn chực chờ cạnh bên.
Dòng lịch sử đã chỉ định như vậy, chẳng thể nào thay đổi được.
Vũ khí hạt nhân là mối hiểm họa tiềm tàng cho cả thế giới, nhưng trong tình cảnh của Israel, trong thời gian và không gian, với cái nhìn cởi mở thì có lẻ đó là điều cần. Một quốc gia vừa mới thành lập với những mối hiểm nguy xung quanh đang chực chờ, nó cần một chiếc ô bảo vệ. Không gì thuyết phục và đủ sức răn đe hơn vũ khí hạt nhân. Thành tựu của Israel không chỉ là tạo ra nó dưới sự hợp tác và hỗ trợ của Pháp, nó còn là cách sử dụng khôn ngoan sức mạnh đó. Nhưng nhìn theo chiều dài lịch sử, khoảnh khắc ấy, chỉ khoảnh khắc Israel đưa ra quyết định tạo cho mình chiếc ô bảo vệ, họ cũng đã chăm ngòi một mối hiểm nguy mới sau này. Đó là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông, một cuộc chạy đua khó mà lường trước kết quả.
Lịch sử đã chứng minh Israel là một dân tộc đặc biệt, họ khó lòng có thể tồn tại theo cái cách của bao dân tộc khác, họ luôn phải sống dưới sự nguy hiểm chực chờ, sự diệt vong, sự mất dần đi bản sắc Do Thái chảy trong máu mỗi con người. Tổn thương sâu sắc trong quá khứ làm nên những con người xuất chúng, một quốc gia với nền công nghệ hiện đại bậc nhất.
Song, đằng sau những con người ấy là sự bất ổn sâu sắc trong chính trị, nhà nước, kết cấu xã hội, sự trỗi dậy của phong trào thoát tục làm xã hội thiếu gắn kết. Mọi thứ nghe chừng như một quả bong bóng chực vỡ tung nếu không có một sự thay đổi sâu sắc.
Nhưng dân tộc Do Thái cũng có quyển lạc quan rằng sự phát triển về kinh tế, không học công nghệ một cách vượt bật, những con người Do Thái kiệt suất rồi sẽ đủ khả năng khỏa lấp hoặc khắc phục đi những khiếm khuyết của thực tại.”

Tran Hao – Goodreads

“Cũng là một cuốn sách mình đọc khá là lâu rồi. Ý định ban đầu của mình là tìm một cuốn sách về dân tộc Do Thái, để biết xem tại sao dân tộc này tại sao lại có nhiều người xuất chúng như vậy, tại sao lại có một đất nước Israel … hơi khác biệt như vậy và tình cờ thấy một người anh mà mình nể phục cũng đọc cuốn sách này, thế nên tìm mua để đọc. Mạch kể chuyện của tác giả thì nó giống một cuốn sách lịch sử, giống như khía cạnh khải hoàn của nó nhưng mà mình lại thích phần bi kịch hơn – những tổn thương bên trong lòng dân tộc Do Thái thông qua lời kể trần trụi của một người con Do Thái, không bênh vực, không thêm bớt, rất vừa vặn. Đó là những mâu thuẫn giữa người Do Thái và người Ả Rập, giữa Hồi Giáo và Do Thái, giữa những bộ phận người Do Thái với nhau. Tuy không đúng với mục đích ban đầu của mình nhưng lại rất hấp dẫn và thú vị.”

Ton The Son – Goodreads

“Một cuốn sách đắt giá với khối lượng kiến thức đồ sộ. Cuốn sách là chuyến hành trình của tác giả trở về quá khứ thời điểm cuối thế kỉ 19 và là mốc thời gian cho sự hình thành nhà nước Do Thái Israel. Qua đó ta biết được rõ hơn về nhà nước này, những thăng trầm lịch sử đầy biến động của ng Do Thái với nạn diệt chủng Holocaust, với mâu thuẫn Israel – Palestine, với cuộc chiến chống lại thế giới Ả Rập, với 1 Trung Đông Hồi Giáo bất ổn, với nội chiến và vấn nạn hạt nhân, với trách nhiệm,… Israel – 1 quốc gia Do Thái duy nhất cũng như 1 hòn đá nằm giữa biển cả các quốc gia Ả Rập, 1 quốc gia khởi nghiệp thần kì, 1 quốc gia vừa bị đe doạ vừa đi chiếm đóng… 7 vòng tròn đồng tâm đang bao lấy đất nước này: Hồi Giáo, Ả Rập, Palestine, nội bộ, tinh thần, đạo đức và bản sắc.”

Nguyễn Huy – Goodreads

“Mình muốn một góc nhìn từ một người đàn ông sinh ra và lớn lên ở miền đất hứa này. Khi đi qua từng câu chuyện, từng góc khuất, mình hiểu được chun chút vì sao lại như thế, vì sao họ phải bị như thế. Tác giả vẽ nét bút một cách công bẳng nhất, một trái tim luôn hướng về quê hương mình. Sẽ đọc lại một lần nữa.”

Phở Tái Hành – Goodreads

“Đúng với cái tên được đặt ra cho nó. Miền Đất Hứa này vừa là khải hoàn, mà cũng vừa là bi kịch của người Do Thái.

Một quyển sách tốt nhất của nhà Alpha dịch cho đến giờ và đặc biệt ít lỗi đánh máy. 5 sao cho dịch giả.”

Nga Nguyen – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.

Hồng Duyên

 

Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!