Albert Rutherford

Albert Rutherford là một chuyên gia tâm lý học, một nhà nghiên cứu tư duy hệ thống và tư duy phản biện người Mỹ. Ông dành gần như trọn sự nghiệp của mình để nghiên cứu khoa học liên quan đến tư duy của não bộ. Và những ảnh hưởng tích cực của việc hình thành lối tư duy phản biện.

Báo chí nói về Albert Rutherford

Liên hệ tác giả

Sách của Albert Rutherford

  • Rèn luyện tư duy phản biện
  • Nghệ thuật tư duy phản biện
  • The systems thinker: Essential thinking skills
  • The systems thinker – Analytical skills
  • Critical thinkers

Review “Rèn luyện tư duy phản biện”

“Sách phù hợp cho những bạn mới tìm hiểu về tư duy phản biện. Hiểu tư duy phản biện là gì, được hình thành ra sao, lỗi nguỵ biện, tư duy… thường gặp. Cần đọc thêm, thực hành thêm chứ cuốn này chỉ là bức tranh tổng quan về kiến thức “tư duy phản biện” chứ không mang tính chất rèn luyện.

Tên tiếng Anh là “Neuroscience and Critical thinking” mà qua tiếng Việt là R”èn luyện tư duy phản biện”, nên mình nghĩ cũng có nhiều bài tập thực hành này kia đồ. Mà đương nhiên là hổng có rồi.

Tuy vậy, sách vẫn là một khởi đầu tốt cho những người quan tâm và muốn nâng cao chất lượng tư duy.” – Vui Lên (Goodreads)

Một cuốn sách cần thiết cho những ai muốn học hỏi liên tục không ngừng.

Thực ra từ hồi xưa – khi đọc nhiều ngôn tình, đa số các bạn học bá khi được miêu tả đều là người có tư duy phản biện tốt. Thể hiện ở sự đọc nhiều, góc nhìn mọi việc đa chiều và luôn luôn ” đa nghi” – không dễ tin vào những gì bày ra trước mắt.

Xưa mình thuộc ” con ngoan trò giỏi” nên không có tí nào tư duy phản biện đâu. Người lớn hay thày cô bảo gì là nghe răm rắp. Mấy đứa cá tính hơn mà phản bác ý kiến là bị quy ” cứng đầu – bướng” ấy. Lớn lên thì những người như thế bị quy là ” lắm ý kiến”.

Sau này không hiểu sao tự dưng đọc đa thể loại hơn nên dần dần nhìn đa chiều hơn – biết nghi ngờ với mọi thứ tưởng như rõ mười mươi.

Cuốn sách hướng dẫn ta cách rèn luyện tư duy phản biện:

– Hiểu về những sai lầm trong nhận thức phổ biến

– Xác định tính logic của các quan điểm

– Phân tích và đánh giá các lập luận

– Giải quyết vấn đề một cách hệ thống

– Kỹ năng ra quyết định hiệu quả

– Nghệ thuật đặt câu hỏi.

Với sự chịu khó đọc nhiều các thể loại – tự dưng tư duy phản biện cũng hình thành trong cách tiếp cận vấn đề.

Nói về một sai lầm trong nhận thức phổ biến đi. Vd cái mà mọi người ( trong đó có mình) cực kì thích là các thuyết âm mưu. Đọc nó kiểu vô cùng hồi hộp và hấp dẫn ấy. Cái gì cũng phải có sự ủ mưu nó mới kích thích. Chứ lý do mà lãng xẹt quá thì còn gì là vui. Giờ mình không tin mấy vào thuyết âm mưu – nhưng vẫn thích đọc các tin đó – Ha ha… Bản chất con người là nhiều chuyện mà!

Như hồi năm ngoái xem Trần Tình Lệnh xong, mình gia nhập một đống các nhóm cp Bác Tiêu. Đọc nhiều tới mức đinh ninh cặp đôi này là real thật sự luôn. Rồi tự dưng vào một giây phút nào đó đọc vào các nhóm khác, tự dưng như tỉnh ngộ và được khai sáng. Nhìn lại cặp đôi ngoài đời chả thấy còn miếng nào real nữa cả. Đột nhiên đọc lại những tin tức mà fan cp cố gán ghép thấy khiên cưỡng làm sao. Từ cái soi quần áo – đồ trang sức – tới các kí hiệu, khi đặt trong hoàn cảnh đầy đủ thì chả có miếng ám chỉ nào ở đây cả. Đúng là thiên kiến khiến mình chỉ cố nhìn thấy cái mà mình muốn thấy đó.

Năm nay nhìn đội hú hét vì cp Sơn Hà Lệnh mà mình chả thấy một tí nào nhiệt luôn. Thậm chí còn tự hỏi vì sao chúng có thể suy luận ra được tới mức ấy???

Có một điều này mà cực kì nhiều người hay mắc phải: ” Ngụy biện tấn công cá nhân”. Mình gặp cực kỳ nhiều khi tranh luận vấn đề luôn. Nhất là với người lớn hơn. Khi mà không đủ lý lẽ – hoặc là đã sai lè ra nên không cãi được nữa – thì bắt đầu quay sang tấn công cá nhân. Cái kiểu ” bé thế thì biết cái gì?” hay ” Thái độ với người lớn hơn thế là không được!” Ô hô ai tai. Chả lẽ lại đề cử cho 1 lớp để về mà học cách phản biện cho đúng à?

Đối với các bạn trẻ ngày nay – nhất là các bạn được tiếp thu giáo dục theo kiểu phương Tây nhiều hơn – thì đã mạnh dạn hơn nhiều trong việc bày tỏ ý kiến. Và như mình để giáo dục con cũng như tự học hỏi, cũng đang rèn luyện tư duy phản biện hàng ngày đó! ” – Ngo Hoa (Goodreads)

“Mỗi người đều có những góc nhìn khác nhau, họ có thể chỉ cho bạn mà bạn những góc nhìn có thể chưa bao giờ nghĩ tới hoặc bạn đã hoàn toàn bỏ qua.
Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra những điều bạn đang biết chưa chắc đã là chân lý.
Cần phải tập các phản ứng với các sự việc, nhìn qua các góc độ khác nhau trước khi đánh giá sự việc.
Thiên kiến của bản thân rất nguy hiểm, chúng ta có thể không thấy những gì hiện ra trước mắt nhưng có thể thấy những gì chúng ta muốn. Vì vậy hãy đưa ra cách nhìn công bằng khi lựa chọn 1 điều gì đó: tại sao lại chọn điều đó, điều đó có gì tốt, có gì xấu, điều khác thì sao…
Hãy tập thói quen đánh giá công bằng cho vấn đề khi chúng ta gặp phải, bạn sẽ hiểu được đúng hơn về nó!!” – ThanhThien (Goodreads)

Mình đánh giá sách 3.5 . Sách chủ yếu về những lỗi ngụy biện , lỗi sai khi tranh luận , từ đó chúng ta biết cách để tránh những lỗi đó và cần phải dùng tư duy logic và phản biện . Tuy nhiên sách chỉ nói về tính cấp thiết của tư duy phản biện mà không nói cụ thể sẽ tư duy như thế nào trong tình huống cụ thể. Mk khá buồn về điều này, nhưng mk hài lòng về những vấn đề họ nhắc tới . Cuốn sách khá hay cho người mới bắt đầu tìm hiểu về tư duy phản biện” – Linh (Goodreads)

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee

Review “Nghệ thuật tư duy phản biện”

“Lối viết khá đơn giản, đối với ng đã qua cv kinh doanh thì mình thấy ko cần thiết . Còn những bạn trẻ mới vào đời thì thật sự rất hữu dụng” – Phạm Thị Thu Hà (Tiki)

“Nội dung mạch lạc nhưng nghiêng về hướng dẫn cách tư duy hơn là phản biện. Cám ơn tiki đã giao hàng nhanh chóng và cẩn thận” – Le Thanh Toan (Tiki)

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee hoặc Kim Đồng.

Phạm Thị Như Trúc

Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!